Bacillus subtilis – chế phẩm sinh học người nuôi thủy sản nên dùng 1 lần

Bacillus subtilis - chế phẩm sinh học người nuôi thủy sản nên dùng 1 lần
3 phút, 53 giây để đọc.

Bacillus subtilis là một loại vi khuẩn đặc biệt; có khả năng tạo ra nhiều tác dụng có lợi trên vật chủ như: cải thiện tăng trưởng, tỷ lệ sống, chất lượng nước, thành phần dinh dưỡng trong thức ăn lên men, hỗ trợ cung cấp vắc xin. Dưới đây là 5 lý do người nuôi thủy sản nên dùng thử Bacillus subtilis 1 lần.

Thức ăn cho Artemia

Artemia là thức ăn không thể thiếu đối với ấu trùng của cá; động vật có vỏ và các loài thủy sản khác. Sinh vật này không chỉ cải thiện khả năng sống sót của ấu trùng, cá con; mà còn tăng cường sự phát triển của động vật thủy sản. Ngược lại, đôi khi chúng hoạt động như vật mang mầm bệnh vào môi trường nuôi, do đó có thể lây nhiễm cho vật chủ.

Do đó, việc bổ sung các loài Bacillus làm chế phẩm sinh học có thể giảm các mầm bệnh do Artemia gây ra; và điều chỉnh hệ vi sinh vật cũng như tăng cường sự phát triển của tôm, cá. Một nghiên cứu đã cho thấy sự ức chế thành công các mầm bệnh A.salmonicida và Vibrio anguillarum từ Artemia bằng bào tử của Bacillus. Bên cạnh đó, bổ sung vi khuẩn B. subtilis vào môi trường nuôi Artemia đã có tác động tốt đến sự sinh trưởng và sinh sản của đối tượng này.

Là chất lọc sạch nước sinh học

Một chiến lược quản lý chất lượng nước tốt trong quá trình nuôi trồng thủy sản thâm canh là rất quan trọng để đạt được sản lượng tối đa. Trong số các phương pháp; xử lý sinh học là một phương pháp khả thi nhất. Về vấn đề này, Bacillus được sử dụng để loại bỏ các chất thải hữu cơ; kim loại nặng và các hợp chất gây ô nhiễm.

Trong số các loài Bacillus thì B. subtilis thường xuyên được sử dụng để xử lý nước thải; và duy trì các yếu tố chất lượng nước như oxy hòa tan, hàm lượng phốt pho, nitrit và amoniac từ môi trường thủy sản.

B. subtilis khi bổ sung vào nước nuôi cũng cải thiện tình trạng sức khỏe; và tăng khả năng sống sót của các loài thủy sản. Chúng nhanh chóng phân hủy thức ăn thừa; chất thải hữu cơ và phân của vật nuôi. Ngoài hoạt động xử lý sinh học; cả dạng sinh dưỡng và bào tử của B. subtilis có thể loại bỏ hoặc giảm mầm bệnh trong môi trường nước.

Là thành phần trong hệ thống biofloc

Các báo cáo chỉ ra rằng hệ thống biofloc khi bổ sung các loài Bacillus có thể cải thiện hiệu suất tăng trưởng; và giảm tỷ lệ chuyển đổi thức ăn ở các loài cá. Vi khuẩn này tiết ra nhiều chất polymer ngoại bào như axit poly-γ-glutamic (PGA) với khả năng lắng đọng cao.

Các ưu điểm khác của PGA bao gồm: làm thức ăn, thân thiện với môi trường; có thể phân hủy sinh học, không độc hại đối với động vật và con người.

Tăng giá trị dinh dưỡng trong thức ăn lên men

Bột đậu nành là một nguồn protein lý tưởng để thay thế bột cá. Nhưng sự hiện diện của nhiều chất gây dị ứng, các yếu tố kháng dinh dưỡng và mất cân bằng amino acid; đã hạn chế việc sử dụng nó trong thức ăn thủy sản.

B.subtilis đã được sử dụng thành công làm môi trường nuôi cấy khởi đầu cho quá trình lên men đậu nành. Thật vậy, đậu nành lên men có khả năng tiêu hóa chất dinh dưỡng cao hơn như: protein, các axit amin thiết yếu, vitamin và các hoạt động chống oxy hóa. Đồng thời làm giảm rõ rệt các yếu tố kháng dinh dưỡng và chất gây dị ứng.

Kết hợp với thảo dược

Ngoài việc sử dụng probiotics, prebiotics hoặc synbiotics; các phương pháp thay thế khác như: kết hợp probiotics với các thành phần thảo dược, tảo, chất kích thích miễn dịch cũng đã được khám phá để tăng cường tác dụng có lợi trên vật chủ. B. subtilis kết hợp với các thảo dược như: thì là, tỏi dẫn đến các chỉ số tăng trưởng ở cá rô phi tốt hơn như: tăng chiều dài; trọng lượng cơ thể và tăng tốc độ tăng trưởng.

Trên đây là 5 tác dụng của Bacillus subtilis trong nuôi trồng thủy sản. Chúc bà con áp dụng thành công vào mô hình nuôi thủy sản của mình.

Nguồn: tepbac.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Quản lý bệnh thường gặp trên cây ngô để tăng năng suất

Quản lý bệnh thường gặp trên cây ngô để tăng năng suất

Danh sách những bệnh thường gặp trên cây ngô dưới đây sẽ giúp nông hộ chủ động phòng bệnh. Cùng …
Xem Chi Tiết
Các loại bệnh trên cây lan: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh

Các loại bệnh trên cây lan: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh (P2)

Biết rõ các dấu hiệu bệnh trên cây lan giúp bạn có hướng xử lý đúng. Trong chuyên đề này, …
Xem Chi Tiết
Các loại bệnh trên cây lan: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh (P1)

Các loại bệnh trên cây lan: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh (P1)

Muốn chăm sóc cây lan khỏe mạnh, bạn cần nắm rõ các bệnh trên cây lan. Từ đó có biện …
Xem Chi Tiết
Bệnh rỉ sắt trên cây hoa hồng

Bệnh rỉ sắt trên cây hoa hồng và cách phòng bệnh

Bệnh rỉ sắt trên cây hoa hồng là một trong những bệnh thường gặp. Bạn cần phải phát hiện sớm …
Xem Chi Tiết
cách phòng bệnh cháy lá, cháy ngọn trên hoa ly

Mách nông hộ cách phòng bệnh cháy lá, cháy ngọn trên hoa ly

Bệnh cháy lá, cháy ngọn trên cây ly khiến năng suất hoa giảm. Do đó, nông hộ nên sớm có …
Xem Chi Tiết
Bệnh lùn sọc đen nguy hiểm như thế nào trên cây lúa, ngô?

Bệnh lùn sọc đen nguy hiểm như thế nào trên cây lúa, ngô?

Bệnh lùn sọc đen nguy hiểm như thế nào trên cây lúa, ngô? Mời nông hộ theo dõi bài viết …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

ban đêm ở trang trại nuôi tôm

Lưu ý những điều xảy ra vào ban đêm ở trang trại nuôi tôm

Để quản lý tốt và có được mùa vụ thành công thì việc lưu ý những điều xảy ra ban …
Xem Chi Tiết
Mô hình nuôi cá điêu hồng

Mô hình nuôi cá điêu hồng 3 giai đoạn cho năng suất khủng

Với năng suất thu về lên tới 31 – 32 kg/m3/vụ, mô hình nuôi cá điêu hồng 3 giai đoạn …
Xem Chi Tiết
Nuôi trồng thủy sản không thể thiếu yếu tố sắt

Nuôi trồng thủy sản không thể thiếu yếu tố sắt

Sắt là yếu tố cần thiết cho các hệ thống nuôi trồng thủy sản. Đây cũng chính là nguyên nhân …
Xem Chi Tiết
Kiểm soát bệnh trong nuôi trồng thủy sản nhờ liệu pháp Phage

Kiểm soát bệnh trong nuôi trồng thủy sản nhờ liệu pháp Phage

Với chi phí thấp, công dụng diệt khuẩn nhanh và độc tính thấp. Liệu pháp Phage có thể giúp kiểm …
Xem Chi Tiết
kiểm tra chất lượng tôm

Tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng tôm giống trước khi thả

Những dịch bệnh về tôm thường gây ra bởi virus và vi khuẩn, làm tổn hại kinh tế nghiêm trọng …
Xem Chi Tiết
Muốn nuôi tôm hiệu quả phải biết những điều sau

Muốn nuôi tôm hiệu quả phải biết những điều sau

Nuôi tôm hiệu quả không phải dễ nhưng nếu biết và làm đúng theo những quy tắc cơ bản sẽ …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Kỹ thuật chăm sóc ngan thịt

Quy trình chăm sóc ngan thịt siêu lợi nhuận bà con nên biết

Hướng dẫn chăm sóc ngan thịt cho năng suất kinh tế cao. Bà con hãy cùng nghiên cứu và áp …
Xem Chi Tiết
Quyết định nuôi gà ác, bà con nên biết những điều này

Quyết định nuôi gà ác, bà con nên biết những điều này

Nuôi gà ác mang đến hiệu quả kinh tế cao. Thế nhưng, nếu không có quy trình chăn nuôi hiệu …
Xem Chi Tiết
Lưu ý quan trọng khi làm chuồng nuôi cho ngan thịt

Lưu ý quan trọng khi làm chuồng nuôi cho ngan thịt

Làm chuồng nuôi cho ngan thịt cần đảm bảo một số yếu tố kỹ thuật. Dưới đây là lưu ý …
Xem Chi Tiết
Sát trùng bằng thuốc sát trùng

Hướng dẫn vệ sinh chuồng nuôi gia cầm đúng chuẩn an toàn sinh học

Vệ sinh chuồng nuôi gia cầm đúng chuẩn giúp đảm bảo khi chăn nuôi. Từ đó giảm thiểu bệnh tật, …
Xem Chi Tiết
Thức ăn cho gà mau lớn

Chuyên gia mách nông hộ cách chọn thức ăn cho gà mau lớn

Thức ăn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sinh trưởng của gà. Trong bài viết này, …
Xem Chi Tiết
Bật mí 6 loại thức ăn kích thích gà đẻ trứng liên tục

Bật mí 6 loại thức ăn kích thích gà đẻ trứng liên tục

Biết cách bổ sung thức ăn kích thích gà đẻ trứng liên tục sẽ tăng năng suất kinh tế. Dưới …
Xem Chi Tiết