Bệnh hại trên cây ớt gây giảm năng suất và chất lượng quả. Trong chuyên đề này, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách nhận biết và phòng bệnh hiệu quả cho cây ớt.
Ớt là một trong những loại cây gia vị rất quan trọng, việc trồng ớt cũng không khó, nhưng để trồng ớt đạt được năng suất và hiệu quả kinh tế cao thì việc quản lý chặt chẽ được các vấn đề về sâu và bệnh gây hại là rất quan trọng.
Ớt là một trong những loại cây gia vị rất quan trọng, việc trồng ớt cũng không khó, nhưng để trồng ớt đạt được năng suất và hiệu quả kinh tế cao thì việc quản lý chặt chẽ được các vấn đề về sâu và bệnh gây hại là rất quan trọng.
Sau đây là những vấn đề căn bản về sâu và bệnh gây hại mà người trồng ớt có thể gặp phải:
Bệnh chết rạp cây con và bệnh đốm lá trên ớt:
Bệnh chết rạp cây con:
Do nhiều loại nấm sinh sống và gây hại trong đất như Rhizoctonia solani, Pythium, Fusarium, Phytophthora spp. Gây hại ngay giai đoạn cây con (lúc trong vườn ươm cũng như khi mới trồng). Tại vị trí điểm tiếp xúc giữa thân với mặt đất bị hóa nâu đen, có thể có sợi nấm xuất hiện. Giai đoạn đầu bệnh ở một bên thân làm cho cây có xu hướng nghiêng, ngã không đứng thẳng được. Nếu bị nặng cây ngã và héo chết luôn.
Nguyên nhân phát sinh bệnh là do môi trường độ ẩm cao (tưới nhiều nước trong khi mật độ cây dày thoát hơi nước kém) và mật độ cây trong vườn ươm dày. Đây là điều kiện lý tưởng để các loại nấm bệnh phát sinh.
Bệnh đốm lá:
Xuất hiện ở những vườn ươm cây có mật độ cao. Đốm xuất hiện trên mặt lá có thể ở tâm hoặc ở viền. Ban đầu đốm màu vàng sau đó chuyển dần sang nâu đậm và làm lõm luôn.
Cách phòng trị:
Khi tiến hành ươm giống bà con nên ươm ở mật độ thưa, có giàn che để kiểm soát nước tưới. Chọn vùng đất (giá thể) không có mầm bệnh, bổ sung vôi vào đất (giá thể) ươm để hạn chế mầm bệnh; bón bổ sung một ít phân Canxi và kết hợp sử dụng Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái phun lên đất, để tăng sức đề kháng cho cây. Khi thấy có dấu hiệu cây bị bệnh bà con có thể dùng 1 trong số các loại thuốc Metaxyl, Benlate, Carbendazim để phòng và trị bệnh.
Xem thêm: Nhận biết bệnh hại trên cây ớt để phòng tránh bệnh hiệu quả (P2)
Bệnh héo rũ trên cây ớt
Bệnh héo rũ trên ớt
Bệnh do nấm Sclerotium rolfsii gây ra, bệnh phát triển thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ cao nhưng thích hợp nhất là nhiệt độ 25- 30 độ C. Hạch nấm có thể tồn tại 5 năm trong đất khô nhưng chỉ tồn tại 2 năm trên đất ẩm.
Bệnh héo vàng trên ớt:
Bệnh do nấm Fusarium oxysporum gây ra, bệnh ở thời kỳ cây con đến khi ra hoa. Triệu chứng điển hình thường thấy là phần thân sát mặt đất có vết nấm tạo thành mảng trên bề mặt thân làm phá hủy hệ thống mạch dẫn của cây làm cho cây héo và chết. Chúng phát triển mạnh ở ngưỡng nhiệt 25-30 độ C.
Cách phòng trị:
Dọn sạch các mầm bệnh trên đồng ruộng; luân canh cây trồng khác họ; chọn giống khỏe mạnh; tránh làm tổn thương rễ để hạn chế nguồn xâm nhập bệnh; giữ ẩm ở mức vừa đủ cho cây và đặc biệt là bón phân cây đối, chú ý bổ sung Canxi và sử dụng Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái phun tưới, để tăng cường sức đề kháng cho cây. Có thể dùng các thuốc có hoạt chất sau để phòng trừ: Chlorothalonil, Polyphenol, Validamicin để phòng trị bệnh
Bệnh héo xanh vi khuẩn
Nguyên nhân:
Do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây ra. Bệnh gây hại ở các giai đoạn sinh trưởng nhưng thường là vào giai đoạn ớt trong giai đoạn thu hoạch. Ban đầu cây có biểu hiện héo vào ban ngày khi nắng lên. Sau đó phục hồi vào ban đêm (nhiều người gọi là bệnh ngủ ngày). Sau vài ngày thì cây chết không phục hồi được nữa, lá không chuyển màu vàng.
Khi cây bị héo nhưng vẫn giữ được màu xanh. Bệnh có thể làm chết cả cây hoặc chết dần từng nhánh, gốc cây bị thối nhũn. Vi khuẩn Pseudomonas solanacearum phát triển mạnh ở nhiệt độ 30-350C. Chúng tồn tại rất lâu trong đất và xâm nhập vào cây qua vết thương, lan truyền qua cây bệnh và dụng cụ lao động.
Cách phòng trị:
Các biện pháp phòng cũng như bệnh do nấm gây ra, nhưng bệnh này khó trị hơn rất nhiều. Những cây bị bệnh chỉ có thể nhổ bỏ khỏi khu vực sản xuất. Sau đó bà con dùng các thuốc có gốc đồng hoặc kẽm để trị bệnh (không cho lây lan qua những cây khác) cách li thuốc 3 ngày, bà con tiến hành bổ sung chế phẩm Trichoderma NANO vào vườn để dùng các vi sinh vật có ích trong Trichoderma tiêu diệt mầm bệnh.
Trên đây là những bệnh thường gặp trên cây ớt. Mời quý độc giả theo dõi tiếp phần 2 để biết thêm một số bệnh khác.
Nguồn: Vuonsinhthai.com.vn