Bệnh ILT trên gà (hay còn gọi là viêm thanh khí quản truyền nhiễm). Đây là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với mức độ lây lan nhanh. Bệnh xảy ra ở đường hô hấp gia cầm do một virus thuộc họ herpesvirus gây ra.
Thể bệnh nặng được đặc trưng bởi hiện tượng gà khó thở, rướn cổ để thở, khạc đờm lẫn máu, phù nề đầu và có thể kèm theo viêm mí mắt.
Tuổi gia cầm mắc bệnh thường từ sau 20 ngày đến dưới 1 năm tuổi, bệnh nặng nhất vào giai đoạn gà được 3 – 5 tháng tuổi. Bệnh xảy ra quanh năm, nặng nhất là vào mùa nóng ẩm, điều kiện vệ sinh chăn nuôi kém. Bệnh có thể lây truyền theo phương thức truyền dọc từ mẹ sang con, truyền ngang qua đường hô hấp và đường miệng.
Cách thức lây truyền
- ILT là bệnh rất khó phân biệt với các bệnh đường hô hấp khác.
- Lây lan qua nhà cung cấp con giống.
- Lây lan qua không khí.
- Lây qua thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi.
- Lây qua quần áo, dày dép của người tiếp súc với mầm bệnh.
- Làm vaccine phòng bệnh không phải lúc nào cũng cho hiệu quả cao.
- Virus xâm nhâp vào cơ thể chủ yếu qua đường hô hấp hoặc mắt. Gà nhiễm bệnh ILT thải virus qua dịch tiết đường hô hấp, gà lành hít phải virus sẽ mắc bệnh.
- Virus chết rất nhanh trong điều kiện môi trường thông thường nhưng trong môi trường phân gà hay trong mô nhiễm bệnh virus có thể tồn tại tới 100 ngày. Khi ở nhiệt độ âm virus vẫn có thể tồn tại trong nhiều tháng.
- Virut rất dễ bị tiêu diệt bởi các thuốc sát trùng như: BIOXIDE, HANKON WS; HANLUSEP BGF; UV-GLUTACID; FORMADES…
- Gia cầm sau khi đã được điều trị khỏi bệnh vẫn tiếp tục bài thải mầm bệnh ra môi trường. Do vậy việc ILT tái bùng phát tại các trại đã nhiễm bệnh trong cùng một lứa nuôi là rất cao.
Cơ chế sinh bệnh
Sau khi xâm nhập vào cơ thể gà, virus sẽ nhân lên ở các tế bào biểu mô thanh quản, khí quản và màng nhày của kết mạc, các xoang hô hấp, túi khí và phổi gây hiện tượng khó thở, chảy nước mắt, nước mũi.
Virus phá hủy mô bào, đặc biệt ở khí quản khiến cho các mô bào bị tổn thương và xuất huyết nặng.
Nhiều nghiên cứu cho thấy virus thường xuyên có trong khí quản hoặc dịch khí quản gà bệnh trong vòng 6 – 8 ngày sau nhiễm, kéo dài đến ngày thứ 10.
Thời kỳ virus tấn công, các vi khuẩn ký sinh ở niêm mạc hô hấp làm cho quá trình viêm trầm trọng hơn. Do đó lớp viêm niêm dịch lúc đầu sẽ dày lên, casein hóa làm cho con vật ngày càng khó thở.
Triệu chứng bệnh ILT trên gà
- Bệnh xuất hiện với các triệu chứng đầu tiên khi gà nhiễm bệnh 5 – 12 ngày.
- Sợ ánh sáng, chui rúc vào những nơi tối và ẩm ướt.
- Gà yếu thường nằm im ít di chuyển hơn những con khỏe manh.
- Virus thường gây bệnh ở thể cấp tính, đặc trưng bởi hiện tượng gà viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt, nước mũi, có mủ.
- Có dấu hiệu suy hô hấp nặng, thở khó, ngạt từng cơn, rướn dài cổ há mỏ khi hít khí hoặc hắt hơi.
- Phân của những con gà yếu có màu xanh, màu nâu, hoặc có lẫn máu.
- Gà có biểu hiện giảm ăn, bỏ ăn, giảm sức sản xuất (giảm trứng, giảm tăng trọng) xù lông, ủ rũ.
- Quan sát chuồng nuôi thấy có các vết máu trên tường, lồng nuôi. Mỏ gà cũng có xuất hiện các vệt máu khô.
- Có xuất hiện gà chết ban đầu ít sau tăng dần. Tùy thuộc mức độ trầm trọng của bệnh
- Bệnh ở thể cấp tính diễn biến trong trong 1 – 4 ngày, tỷ lệ mắc bệnh lên đến 100% và tỷ lệ chết khoảng 50 – 70%.
- Gà đẻ giảm tỷ lệ đẻ (10 – 50%), chảy nước mắt, viêm xuất huyết kết mạc mắt. Bệnh ILT trên gà thường khỏi sau 10 – 14 ngày. Đôi khi bệnh kéo dài 1 – 4 tuần, tỷ lệ chết 20%.
Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết bệnh CORYZA trên gà lông màu chính xác nhất
Bệnh tích bệnh ILT trên gà
Khi mổ khám gà, bệnh tích tập trung ở đường hô hấp, chủ yếu ở thanh quản, khí quản.
Bệnh tích điển hình là sự xuất huyết điểm ở khí quản. Thường 1/3 phía trên, đường hô hấp có nhiều dịch nhầy bã đậu màu vàng.
- Niêm mạc thanh quản và khí quản có nhiều dịch viêm, xuất huyết lấm tấm, phủ fibrin màu vàng xám, dễ bóc. Quá trình viêm còn lan sâu vào trong niêm mạc phế quản, phổi và các túi khí.
- Thể bệnh nhẹ, bệnh tích đại thể gồm viêm kết mạc, viêm xoang và viêm niêm mạc khí quản. Đôi khi chỉ thấy bệnh tích kết mạc có hiện tượng xung huyết phù thũng.
- Tim có hiện tượng rất nhão do chất lượng trao đổi chất yếu. Tim làm việc quá tải, máu đập mạnh tim làm việc quá sức dẫn đến nhão. Gan nhạt màu.
- Túi Fabricius sưng to, bổ đôi thấy dồn máu đỏ hồng.
Nhận biết bệnh ILT
- ILT ít khi sảy ra với gà nhỏ hơn 18 tuần tuổi. Thường xảy ra mạnh ở gà mái đặc biệt gà mái hậu bị .
- Cần quan sát kỹ chuồng nuôi khi gà có các biểu hiện khó thở. Cần phát hiện sớm các vết dịch nhầy lẫn máu trên tường, lồng nuôi, trên mỏ gà.
- Mổ khám gà chết để phát hiện các bệnh tích điển hình. Như xuất huyết tại khí quản, có dịch tiết màu vàng.
- Sử dụng các biện pháp chẩn đoán trên phòng thí nghiệm để có những kết luận chính xác về nguyên nhân gà chết. Với bệnh ILT ta có thể soi dưới kính hiển vi tìm virus tồn tại trong các biểu mô. Dùng phương pháp PCR, phương pháp Elisa…
Hy vọng rằng với kiến thức cơ bản về bệnh ILT trên đây sẽ giúp nông hộ hiểu rõ hơn về căn bệnh này.
Nguồn: Thuoctrangtrai.com