Nhận biết bệnh Marek ở gà và hướng dẫn phòng bệnh từ chuyên gia

Nhận biết bệnh Marek ở gà và hướng dẫn phòng bệnh từ chuyên gia

Bệnh Marek ở gà – căn bệnh phổ biển và cực kỳ nguy hiểm. Gây nên những thiệt hại nặng nề cho kinh tế của người chăn nuôi. Vì vậy, bà con cần nắm chắc những đặc điểm nhận biết triệu chứng của bệnh Marek và cách phòng, điều trị bệnh Marek ở gà theo đúng phác đồ của chuyên gia.

Đặc điểm bệnh Marek trên gà

Tên bệnh Marek được đặt theo tên của József Marek, một bác sĩ thú y người Hungary. Nguyên nhân gây bệnh xuất phảt từ virus rất dễ lây lan thuộc họ Herpes. Tỷ lệ mắc bệnh này trên gà là 10 đến 50%. Và tỷ lệ tử vong có thể lên đến 100%.

Bệnh Marek thường xuất hiện ở gà từ 6 tuần tuổi đến 30 tuần tuổi. Tuy nhiên chúng cũng có thể phát triển ở những con gà đã già. Có bốn chủng bệnh Marek ở gà khác nhau trong đó hai chủng có có độc lực cao, rất nguy hiểm cho gà. Một chủng không gây bệnh. Và chủng cuối cùng chỉ tác động trên gà tây.

Nhận biết bệnh Marek ở gà và hướng dẫn phòng bệnh từ chuyên gia

Đối với chủng độc nhất có thể gây nên những bệnh lý sau:

  • Virus xâm nhập đến hệ thần kinh trung ương của gà, gây tê liệt một phần hoặc hoàn toàn các vùng như chân, cánh.
  • Mắt bị virus xâm nhập gây ra thay đổi màu sắc và hình dạng đồng tử dẫn đến mù một phần hoặc toàn bộ.
  • Marek cũng có thể gây ra các khối u ở các cơ quan nội tạng chính như tim, phổi và cơ, và các khối u ở các nang lông dưới da.

Con đường lây truyền của bệnh Marek ở gà

Marek rất dễ lây lan và dễ dàng lây truyền nhanh chóng giữa các con gà với nhau. Virus khi trưởng thành sẽ được bao bọc trong biểu mô của nang lông. Từ đó nó được thải ra môi trường và chúng có thể tồn tại hàng tháng trong chất độn chuồng. Hoặc bụi của chuồng gia cầm.

Virus có thể tồn tại rất lâu trong môi trường ở nhiệt độ 20-25 độ C. Khi xâm nhập vào đàn gà, virus có lây lan nhanh trên gia cầm chưa được tiêm phòng. Gà bị nhiễm bệnh tiếp tục là vật mang mầm bệnh trong thời gian dài. Và đóng vai trò là nguồn lây nhiễm vi rút.

Bệnh thường lây trực tiếp từ gà ốm sang gà khoẻ bằng đường thở hoặc lây gián tiếp qua thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi. Và cơ sở ấp trứng có chứa mầm bệnh. Bệnh Marek không lây qua phôi.

Xem thêm: Nhận biết bệnh nấm phổi trên gia cầm để điều trị hiệu quả

Triệu chứng của bệnh Marek

  • Gà bị tê liệt ở chân, cánh và cổ
  • Gà ăn ít hoặc bỏ ăn, cân nặng bị giảm sút rõ rệt
  • Nếu quan sát kỹ dưới lông có thể thấy các nang da nổi lên với những nốt sần nhỏ.
  • Đồng tử gà có hình dạng bất thường hoặc mắt đổi màu xám. Thị lực gà bị suy giảm một phần hoặc mù hoàn toàn.

Một số triệu chứng của Marek có thể liên quan đến các bệnh hoặc vấn đề sức khỏe khác. Bởi vậy điều quan trọng là bạn phải nhanh chóng phát hiện bệnh. Và cách ly gà nào có các triệu chứng này. Tìm lời khuyên từ các bác sĩ thú y trước khi quyết định chữa trị.

Cách phòng và trị bệnh Marek ở gà

Triệu chứng của bệnh Marek

  • Ngay từ ngày đầu tiên, gà con phải được tiêm phòng bệnh và không được đưa vào bất kỳ gà con mới trong ít nhất một tuần trong khi vắc xin có hiệu lực.
  • Thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh phòng bệnh thú y, chăm sóc nuôi dưỡng để ngăn chặn bệnh Marek lây lan trong chuồng nuôi.
  • Đối với gà bệnh phải cho cách ly ngay và đưa đi càng xa càng tốt.
  • Gà đã chết hoặc sắp chết nên tiêu hủy ngay trong nhiệt độ trên 70 độ C, với nhiệt độ này virus Herpess mới có thể bị tiêu diệt hoàn toàn. Tuyệt đối không chôn gà dưới đất vì virus vẫn có thể tồn tại trong nước và đất.
  • Thường xuyên phun khử trùng khu vực chăn nuôi và các dụng cụ
  • Thu dọn và đốt hết lông hằng ngày và thay mới chất độn chuồng vì virus tồn tại lâu trong chân lông.
  • Với đàn gà đã nhiễm bệnh, ít nhất phải để trống chuồng trong thời gian ba tháng và thường xuyên vệ sinh tiêu độc khử trùng mới được nuôi tiếp.
  • Trong chế độ nuôi dưỡng cần cho gà dùng thêm kháng sinh, vitamin và khoáng chất để tăng thêm sức đề kháng cho gà.

Bệnh Marek ở gà luôn có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Bởi vậy bà con cần phải theo dõi đàn gà của mình sát sao. Và thực hiện công tác phòng bệnh nghiêm ngặt. Để nhằm ngăn chặn tối đa cơ hội cho virus phát sinh. Bên cạnh đó, đừng quên tham khảo tư vấn của bác sĩ thú y để có phương hướng chăn nuôi và phòng, điều trị bệnh hiệu quả nhất nhé.

Nguồn: Daga360.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

[pt_view id=”adde466qv7″]

Nuôi Thủy Sản

[pt_view id=”635dd9bpaz”]

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

[pt_view id=”86781db8gd”]