Bệnh rỉ sắt trên cây hoa hồng và cách phòng bệnh

Bệnh rỉ sắt trên cây hoa hồng
4 phút, 7 giây để đọc.

Bệnh rỉ sắt trên cây hoa hồng là một trong những bệnh thường gặp. Bạn cần phải phát hiện sớm để điều trị, nếu không sẽ gây hại cho cây.

Bệnh rỉ sắt hại cây hoa hồng là gì?

  • Bệnh rỉ sắt gây hại trên cây hoa hồng là do nấm Phragmidium tuberculatum và một số loài khác liên quan Phragmidium tuberculatum gây ra.
  • Bệnh phát triển mạnh khi có độ ẩm cao và nhiệt độ thấp. Nấm có thể sinh trưởng ở nhiệt độ 5oC, nhưng tối thích là 18 – 25oC.
  • Bệnh rỉ sắt có thể xuất hiện ở hầu hết các tháng trong năm. Nhưng bệnh gây hại mạnh nhất khi cây hoa hồng phát triển các mầm, chồi non, giai đoạn cây ra hoa. Ở giai đoạn cây phát triển cành non mức gây hại cao nhất. Bệnh hại nặng nhất vào thời điểm mùa xuân và tháng 8 đến tháng 12 âm lịch hàng năm do điều kiện ẩm độ không khí cao, nhiệt độ thấp thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của bệnh.

Xem thêm: Các loại bệnh trên cây lan: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh (P1)

Biểu hiện của bệnh rỉ sắt trên cây hoa hồng

  • Bệnh rỉ sắt hầu như xuất hiện ở khắp các bộ phận của cây từ lá, thân, nụ, hoa. Phát triển mạnh nhất trên lá cây hoa hồng.
  • Ban đầu vết bệnh xuất hiện các chấm vàng, có viền mất màu, sau đó nổi gồ lên màu đen. Những cục u này có đường kính khoảng 0,5 – 1,5 mm, sau đó vỡ tung ra giải phóng những bụi phấn có màu giống như màu của rỉ sắt.
  • Vết bệnh trên lá: Các mô lá màu xanh dần chuyển sang màu vàng sáng, xuất hiện các mụn nhỏ lấm tấm màu cam ở phần mặt dưới lá. Sau một thời gian khi các mụn màu cam lan rộng khắp lá và chuyển dần thành màu đen thì gây ra rụng lá.
  • Vết bệnh trên thân: Gây hại đầu tiên trên thân non xanh gây biến dạng, có mụn mủ màu cam sáng xuất hiện. Dần phủ kín thân và gây héo, chết phần thân.
  • Vết bệnh trên nụ và hoa: Thường gây hại khi nụ hoa bắt đầu hình thành, non. Gây biến dạng nụ và hoa không nở được.
  • Cây hoa hồng bị bệnh rỉ sắt nặng sẽ làm cho lá bị cháy khô và rụng sớm, cây trở nên còi cọc, sinh trưởng và phát triển kém, ít hoa hoặc hoa nhỏ, không đẹp.

2 cách phòng trừ bệnh rỉ sắt hại trên cây hoa hồng

* Áp dụng biện pháp canh tác

  • Dọn sạch cỏ quanh gốc, phát quang bụi dậm xung quanh để cây có thể đón ánh nắng nhiều nhất.
  • Mật độ trồng cây phải phù hợp, không quá dày để vườn hoa luôn thông thoáng, giảm bớt ẩm độ trong vườn.
  • Tưới đủ nước tránh để nước đọng lại ở các rãnh hay trên mặt lá.
  • Cắt tỉa cành, lá, tạo độ thông thoáng, hạn chế sự phát triển của bệnh. Nấm Phragmidium tuberculatum là tác nhân gây hại có tính cơ hội. Do đó, việc tránh làm tổn thương cho cây có tầm quan trọng đặc biệt.
  • Bón thêm phân lân, kali và những phân hỗn hợp có chứa Ca, Mg, … tăng khả năng chống chịu bệnh của cây.

* Sử dụng giống chống chịu với bệnh và cây con sạch bệnh:

  • Bệnh rỉ sắt gây hại nặng nhất trên các giống hoa hồng leo. Các giống hoa hồng cổ ít gây hại.

* Gợi ý biện pháp hóa học

  • Khi cây hoa hồng bị bệnh rỉ sắt có thể sử dụng một số loại thuốc đặc trị bệnh rỉ sắt như Anvil 5 SC, Antracol 70 WP, Tilt Super 300 EC,…
  • Lưu ý khi phun thuốc trị bệnh rỉ sắt hại cây hoa hồng: Trước khi phun thuốc cần cắt tỉa thu dọn sạch các lá già, cành nhiễm bệnh nặng, … Ngừng bón phân cho cây trong suốt quá trình điều trị bệnh rỉ sắt cho cây. Khi pha thuốc chỉ sử dụng thuốc để pha. Không phối trộn bất kỳ loại thuốc hóa học nào khác. Đặc biệt không được phối trộn phân bón lá sẽ gây mất hiệu lực của thuốc trị bệnh rỉ sắt. Kỹ thuật pha thuốc và nồng độ pha tuân thủ đúng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Phun đẫm dung dịch thuốc lên toàn bộ cây từ trên xuống dưới, trong ra ngoài. Đẫm 2 mặt lá, thân và dưới gốc cây.

Trên đây là kiến thức cơ bản về bệnh gỉ sắt trên cây hoa hồng. Khi đã nắm được những điều cơ bản về bệnh và cách phòng trừ, bạn sẽ có phương pháp tối ưu để chăm sóc cây trồng của mình. Chúc các bạn thành công.

Nguồn: Camnangcaytrong.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Quản lý bệnh thường gặp trên cây ngô để tăng năng suất

Quản lý bệnh thường gặp trên cây ngô để tăng năng suất

Danh sách những bệnh thường gặp trên cây ngô dưới đây sẽ giúp nông hộ chủ động phòng bệnh. Cùng …
Xem Chi Tiết
Các loại bệnh trên cây lan: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh

Các loại bệnh trên cây lan: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh (P2)

Biết rõ các dấu hiệu bệnh trên cây lan giúp bạn có hướng xử lý đúng. Trong chuyên đề này, …
Xem Chi Tiết
Các loại bệnh trên cây lan: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh (P1)

Các loại bệnh trên cây lan: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh (P1)

Muốn chăm sóc cây lan khỏe mạnh, bạn cần nắm rõ các bệnh trên cây lan. Từ đó có biện …
Xem Chi Tiết
Bệnh rỉ sắt trên cây hoa hồng

Bệnh rỉ sắt trên cây hoa hồng và cách phòng bệnh

Bệnh rỉ sắt trên cây hoa hồng là một trong những bệnh thường gặp. Bạn cần phải phát hiện sớm …
Xem Chi Tiết
cách phòng bệnh cháy lá, cháy ngọn trên hoa ly

Mách nông hộ cách phòng bệnh cháy lá, cháy ngọn trên hoa ly

Bệnh cháy lá, cháy ngọn trên cây ly khiến năng suất hoa giảm. Do đó, nông hộ nên sớm có …
Xem Chi Tiết
Bệnh lùn sọc đen nguy hiểm như thế nào trên cây lúa, ngô?

Bệnh lùn sọc đen nguy hiểm như thế nào trên cây lúa, ngô?

Bệnh lùn sọc đen nguy hiểm như thế nào trên cây lúa, ngô? Mời nông hộ theo dõi bài viết …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

ban đêm ở trang trại nuôi tôm

Lưu ý những điều xảy ra vào ban đêm ở trang trại nuôi tôm

Để quản lý tốt và có được mùa vụ thành công thì việc lưu ý những điều xảy ra ban …
Xem Chi Tiết
Mô hình nuôi cá điêu hồng

Mô hình nuôi cá điêu hồng 3 giai đoạn cho năng suất khủng

Với năng suất thu về lên tới 31 – 32 kg/m3/vụ, mô hình nuôi cá điêu hồng 3 giai đoạn …
Xem Chi Tiết
Nuôi trồng thủy sản không thể thiếu yếu tố sắt

Nuôi trồng thủy sản không thể thiếu yếu tố sắt

Sắt là yếu tố cần thiết cho các hệ thống nuôi trồng thủy sản. Đây cũng chính là nguyên nhân …
Xem Chi Tiết
Kiểm soát bệnh trong nuôi trồng thủy sản nhờ liệu pháp Phage

Kiểm soát bệnh trong nuôi trồng thủy sản nhờ liệu pháp Phage

Với chi phí thấp, công dụng diệt khuẩn nhanh và độc tính thấp. Liệu pháp Phage có thể giúp kiểm …
Xem Chi Tiết
kiểm tra chất lượng tôm

Tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng tôm giống trước khi thả

Những dịch bệnh về tôm thường gây ra bởi virus và vi khuẩn, làm tổn hại kinh tế nghiêm trọng …
Xem Chi Tiết
Muốn nuôi tôm hiệu quả phải biết những điều sau

Muốn nuôi tôm hiệu quả phải biết những điều sau

Nuôi tôm hiệu quả không phải dễ nhưng nếu biết và làm đúng theo những quy tắc cơ bản sẽ …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Kỹ thuật chăm sóc ngan thịt

Quy trình chăm sóc ngan thịt siêu lợi nhuận bà con nên biết

Hướng dẫn chăm sóc ngan thịt cho năng suất kinh tế cao. Bà con hãy cùng nghiên cứu và áp …
Xem Chi Tiết
Quyết định nuôi gà ác, bà con nên biết những điều này

Quyết định nuôi gà ác, bà con nên biết những điều này

Nuôi gà ác mang đến hiệu quả kinh tế cao. Thế nhưng, nếu không có quy trình chăn nuôi hiệu …
Xem Chi Tiết
Lưu ý quan trọng khi làm chuồng nuôi cho ngan thịt

Lưu ý quan trọng khi làm chuồng nuôi cho ngan thịt

Làm chuồng nuôi cho ngan thịt cần đảm bảo một số yếu tố kỹ thuật. Dưới đây là lưu ý …
Xem Chi Tiết
Sát trùng bằng thuốc sát trùng

Hướng dẫn vệ sinh chuồng nuôi gia cầm đúng chuẩn an toàn sinh học

Vệ sinh chuồng nuôi gia cầm đúng chuẩn giúp đảm bảo khi chăn nuôi. Từ đó giảm thiểu bệnh tật, …
Xem Chi Tiết
Thức ăn cho gà mau lớn

Chuyên gia mách nông hộ cách chọn thức ăn cho gà mau lớn

Thức ăn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sinh trưởng của gà. Trong bài viết này, …
Xem Chi Tiết
Bật mí 6 loại thức ăn kích thích gà đẻ trứng liên tục

Bật mí 6 loại thức ăn kích thích gà đẻ trứng liên tục

Biết cách bổ sung thức ăn kích thích gà đẻ trứng liên tục sẽ tăng năng suất kinh tế. Dưới …
Xem Chi Tiết