Quản lý bệnh thường gặp trên cây ngô để tăng năng suất

Quản lý bệnh thường gặp trên cây ngô để tăng năng suất

Danh sách những bệnh thường gặp trên cây ngô dưới đây sẽ giúp nông hộ chủ động phòng bệnh. Cùng tìm hiểu trong bài viết để giúp tăng năng suất

Sâu đục thân, đục bắp – bệnh thường gặp trên cây ngô

sâu hại trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ngô, hại ở tất cả các bộ phận từ lá, thân, bông cờ, bắp. Sâu hoạt động mạnh về ban đêm, ban ngày thường ẩn nấp trong bẹ hay trong nõn lá. Sâu phá hại mạnh từ khi có loa kèn, nhất là từ khi trỗ cờ trở đi (vào tháng 10, 11 vụ đông).

Lúc cây còn nhỏ sâu đục vào nõn làm chết điểm sinh trưởng. Cây lớn sâu đục vào thân làm cây chậm phát triển, nếu gặp gió bão cây dễ bị gãy. Lúc cây trỗ cờ sâu đục vào bao cờ, cuống cờ làm cờ gãy gục, hoa khô héo, thụ phấp kém. Khi cây có bắp non, sâu đục vào bắp ăn hại trong nõi và hạt non làm thối bắp. Cây bị hại nặng làm giảm năng suất và chất lượng của cây.

Biện pháp phòng trừ: vệ sinh đồng ruộng; dùng giống kháng (ngô biến đổi gen NK66 Bt, NK 66 Gt, NK66 Bt/Gt); bón phân đầy đủ và cân đối; xử lý đất trước khi trồng bằng Basudin 10H, Vibasu 10GR,… hoặc rắc thuốc vào nách lá lúc ngô 7 lá – xoáy nõn. Khi ruộng có trên 20% thân, bắp bị hại nên dùng một trong các loại thuốc sau để phun: Padan 95SP, Regent 5SC, Patox 95SP,…

Rệp cờ

Trưởng thành có hai loại, có cánh và không có cánh. Rệp thường gây hại từ khi cây 8 – 10 lá cho tới khi ngô chín sáp đến chín hoàn toàn. Rệp hại chủ yếu lá ngô, lá bi, hoa cờ,… chúng chích hút nhựa các bộ phận này làm cây còi cọc, thụ phấn kém, giảm năng suất và chất lượng ngô.

Biện pháp phòng trừ: vệ sinh đồng ruộng; trồng ngô mật độ hợp lý. Khi rệp mới phát sinh có thể ngắt bỏ các ngọn cờ để tiêu hủy, khi ruộng có trên 30 % tỷ lệ cây bị hại, có thể dùng một trong các loại thuốc như: Selecron 500 ND/EC, Ofatox 400EC, Tre bon 40EC, Actara 25WG,… Cần chú ý thời gian cách ly ghi trên bao bì đối với các loại ngô thu bắp non trước khi thu hoạch ở từng loại thuốc.

Bệnh khô vằn – bệnh thường gặp trên cây ngô

Bệnh hại tất cả các bộ phận của cây như bẹ, lá, thân, bắp. Lúc đầu là những vết bệnh loang màu xám, sau chuyển sang màu nâu, nhiều vết bệnh liên kết lại với hau tạo thành những vết hình da báo (đám mây). Nhiều lá bị bệnh làm cây sinh trưởng phát triển kém, làm giảm năng suất ngô. Bệnh nặng làm thân cây chuyển sang màu nâu đen, cây héo gãy ngang và chết, lá bi và hạt bị thối.

Biện pháp phòng trừ: dọn sạch tàn dư, cỏ dại; xử lý đất trước khi trồng; khi cây bị bệnh bỏ bớt những lá bị bệnh. Khi thấy bệnh phát triển, có thể ảnh hưởng đến năng suất có thể dùng một số loại thuốc sau: thuốc sinh học validamycin, chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma (có thể sử dụng nấm đối kháng này xử lý đất ngay đầu vụ), Anvil 5SC, Tilt super 300EC, …

Xem thêm: Bệnh rỉ sắt trên cây hoa hồng và cách phòng bệnh

Bệnh đốm lá

Gồm hai loại đốm lá lớn và đốm lá nhỏ, bệnh hại chủ yếu trên lá.

Bệnh đốm lá lớn: vết bệnh ban đầu là những vệt nhỏ, sau lớn dần có hình thoi. Trung tâm vết bệnh có màu nâu sáng, xung quanh màu nâu tối, vết bệnh phát triển nhanh tạo thành những đám lớn. Lá ngô bị bệnh nặng, nhiều vết bệnh liên kết với nhau làm cho lá khô táp, làm giảm quang hợp của cây ảnh hưởng tới năng suất.

Bệnh đốm lá nhỏ: vết bệnh ban đầu nhỏ như đầu kim, hơi vàng. Sau phát triển thành hình tròn hoặc bầu dục nhỏ mầu nâu. Ở giữa hơi xám. Bệnh nặng nhiều vết bệnh liên kết với nhau thành đám lớn làm tổn thương lá. Làm giảm quang hợp ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng ngô.

Biện pháp phòng trừ: dọn sạch tàn dư, cỏ dại; đất trồng phải khô thoáng. Hệ thống tưới tiêu tốt; chăm sóc, bón phân và tưới nước đầy đủ, đúng kỹ thuật để phòng bệnh. Khi tỷ lệ lá hại trên 20 – 30 % (giai đoạn xoáy nõn – trỗ cờ – Phun dâu) có thể sử dụng một trong các loại thuốc: Tilt super 300EC, Anvil 5SC, Daconil 75WP,…

Bệnh gỉ sắt

Bệnh do nấm gây ra, ban đầu trên lá xuất hiện những chấm màu nâu nhạt sau đó chuyển sang nâu đậm, vết bệnh hơi nổi gờ. Bệnh nặng trên vết bệnh có bột màu nâu đỏ hoặc vàng gạch non, nhiều vết bệnh liên kết làm cho lá ngô dày lên và co lại, làm giảm quang hợp ảnh hưởng đến năng suất.

Bệnh thường xuất hiện và gây hại từ giai đoạn trỗ cờ đến thu hoạch. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết mát mẻ, ẩm độ cao, ở những ruộng bón nhiều đạm, trồng dày.

Biện pháp phòng trừ: vệ sinh đồng ruộng. Xử lý đất bằng cách ngâm hoặc phơi ải. Trồng mật độ hợp lý, bón phân cân đối. Tăng cường thâm canh. Khi bệnh xuất hiện và có thể lây lan rộng, dùng một trong các loại thuốc sau: Anvil 5SC, Amistartop 325SC, Antracop 70 WP,…

Ngoài các đối tượng sâu bệnh chính đã nêu ở trên đề nghị bà con nông dân tích cực phòng trừ chuột hại bằng các biện pháp tổng hợp. Đặc biệt chuột sẽ phá mạnh ở giai đoạn ra hạt – thu hoạch.

Nắm rõ được các bệnh hại trên cây ngô, nông hộ hãy chủ động phòng tránh bệnh hiệu quả. Từ đó giúp nâng cao năng suất cây trồng tối đa.

Nguồn: Thuyloilienson.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

[pt_view id=”adde466qv7″]

Nuôi Thủy Sản

[pt_view id=”635dd9bpaz”]

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

[pt_view id=”86781db8gd”]