Chia sẻ bí quyết trồng tỏi củ to, sống 100% cực đơn giản

Chia sẻ bí quyết trồng tỏi củ to, sống 100% cực đơn giản
4 phút, 47 giây để đọc.

Bí quyết trồng tỏi củ to, sống 100% từ những nông dân trồng tỏi lâu năm. Theo dõi bài viết để học hỏi kinh nghiệm từ họ nhé.

Ở hầu hết mọi vùng khí hậu, tự tay trồng tỏi không phải là chuyện khó khăn. Tuy thời gian sinh trưởng của mỗi vụ tỏi khá dài nhưng kết quả cuối cùng bạn thu được sẽ là một vụ mùa tươi tốt để có đủ tỏi dự trữ cho mùa đông hoặc để chia sẻ với bạn bè. Tỏi có thể được trồng trong vườn hoặc trong chậu cảnh, và thời điểm thu hoạch là từ khoảng giữa đến cuối mùa hè. Hãy đọc Bước 1 để biết cách trồng và thu hoạch tỏi.

Chọn giống tỏi

Chọn giống tỏi để trồng. Bạn có thể chọn các loại tỏi mua trong siêu thị, nhưng cơ hội thành công sẽ cao hơn nếu bạn mua tép tỏi, hoặc hạt giống từ các vườn ươm – nơi có nhiều loại tỏi phù hợp với điều kiện khí hậu nơi bạn sống. Các gian hàng trực tuyến sẽ có nhiều loại tỏi khác nhau và bạn có thể chọn loại bạn thích. Một số loại tỏi sẽ khoẻ hơn, một số khác lại cứng hơn trong mùa lạnh, và nhiều loại khác.

Tỏi bán ở chợ thường được nhập từ những nơi khác, nên bạn không nhất thiết phải dùng loại tỏi thích hợp với khí hậu hoặc đất nơi bạn sinh sống.

Thời điểm thích hợp để trồng tỏi

Nên trồng tỏi vào mùa thu hoặc mùa xuân. Nếu bạn sống ở nơi có tuyết dày, bạn nên trồng tỏi vào mùa thu. Tỏi dễ dàng sống qua mùa đông, và trồng tỏi sớm thì củ tỏi sẽ to hơn và thơm hơn là trồng vào mùa xuân. Tuy nhiên, nếu bạn sống ở nơi không có khí hậu lạnh, bạn có thể trồng tỏi vào đầu mùa xuân.

Xem thêm: Hướng dẫn cách chọn và xử lý đất sạch trồng rau trên sân thượng

Bí quyết trồng tỏi sống 100%

Chuẩn bị khu đất trồng tỏi. Chọn nơi có nhiều nắng và nơi đất thoát nước tốt. Dùng cuốc hoặc cào để đào đất sâu khoảng 10 cm. Bổ sung thêm các loại phân bón hữu cơ sẽ giúp tỏi phát triển nhanh và khoẻ mạnh.

Trồng tép tỏi. Tách củ tỏi thành từng tép nhỏ và giữ lại lớp vỏ lụa trong cùng. Trồng mỗi tép tỏi sâu 5 cm trong đất và cách nhau 10 cm. Khi trồng, đặt phần gốc xuống đất và phần đỉnh hướng lên trên – nếu không tỏi sẽ mọc sai hướng. Lấp kín đất lên các tép tỏi và vỗ nhẹ lên đất.

Chăm sóc tỏi

  • Che chắn kĩ khu vực trồng tỏi. Nếu bạn trồng tỏi vào mùa thu, bạn nên che chắn khu vực trồng tỏi với 15 cm rơm để bảo vệ tỏi trong mùa đông. Vào mùa xuân, bạn có thể dỡ bỏ rơm.
  • Cắt bỏ hoa tỏi vào mùa xuân. Vào đầu mùa xuân, bạn sẽ thấy thân cây tỏi nhô lên khỏi mặt đất. Cắt bỏ hoa tỏi, nếu không chúng sẽ giành hết dinh dưỡng cần thiết cho quá trình hình thành củ tỏi và kết quả là củ tỏi sẽ nhỏ hơn.
  • Tưới nước cho tỏi. Trong mùa trồng tỏi, hãy tưới nước cho tỏi mỗi 3 đến 5 ngày. Khi bạn thấy đất trở nên khô và bụi thì đã đến lúc bạn nên tưới nước. Bạn không cần phải tưới nước vào mùa thu và mùa đông.
  • Bón phân cho đất nếu cần. Nếu thân cây tỏi có màu vàng hoặc bị mềm vào giữa mùa vụ, bạn có thể thêm phân bón để tỏi khoẻ hơn. Giữ cho đất ẩm để tỏi không phải tranh giành chất dinh dưỡng và nước với các cây khác.

Thu hoạch và bảo quản tỏi

  • Thu hoạch tỏi khi lá tỏi ngả vàng và bắt đầu héo. Vào cuối mùa vụ, Tháng Bảy hoặc Tháng Tám, lá tỏi sẽ chuyển sang màu vàng và bắt đầu khô héo. Đây là thời điểm bạn có thể thu hoạch tỏi.
  • Tránh làm đứt thân tỏi khi nhổ khỏi đất. Dùng bay đào tơi đất xung quanh củ và tránh làm đứt các tép tỏi khỏi thân. Rũ sạch lớp đất thừa. Bạn có thể giữ nguyên cả thân và củ.
  • Để tỏi khô trong 2 tuần. Trước khi sử dụng, tỏi phải được hong khô. Trong thời gian này, lớp vỏ sẽ khô và tỏi sẽ trở nên săn chắc. Bảo quản tỏi ở nơi khô ráo, thoáng mát để tỏi được khô.
  • Bạn có thể cắt bỏ thân và chỉ hong khô củ trong thùng bảo quản. Hãy bảo đảm tỏi có đủ không khí.
  • Một cách làm phổ biến khác để hong khô và bảo quản tỏi là giữ nguyên thân tỏi, sau đó tết chúng lại và treo ở nơi khô ráo, thoáng mát.
  • Để dành các củ tỏi tốt nhất cho vụ mùa sau. Chọn vài củ tỏi to để trồng vào trước mùa đông hoặc vào đầu mùa xuân. Chọn các củ đẹp nhất để trồng trong mùa mới thì tỏi thu hoạch sẽ to và thơm

Lời khuyên

  • Ở các vùng có khí hậu ôn đới, có thể trồng tỏi vào mùa đông.
  • Không cần thiết phải dùng chanh trừ khi đất của bạn có nồng độ axit mạnh. Độ pH lý tưởng cho đất trong khoảng 5,5 đến 6,7.
  • Các hàng trồng tỏi nên cách nhau 30 cm.

Trên đây là hướng dẫn trồng và chăm sóc tỏi đơn giản tại nhà. Chúc các bạn thành công.

Nguồn: Wikihow.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Quản lý bệnh thường gặp trên cây ngô để tăng năng suất

Quản lý bệnh thường gặp trên cây ngô để tăng năng suất

Danh sách những bệnh thường gặp trên cây ngô dưới đây sẽ giúp nông hộ chủ động phòng bệnh. Cùng …
Xem Chi Tiết
Các loại bệnh trên cây lan: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh

Các loại bệnh trên cây lan: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh (P2)

Biết rõ các dấu hiệu bệnh trên cây lan giúp bạn có hướng xử lý đúng. Trong chuyên đề này, …
Xem Chi Tiết
Các loại bệnh trên cây lan: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh (P1)

Các loại bệnh trên cây lan: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh (P1)

Muốn chăm sóc cây lan khỏe mạnh, bạn cần nắm rõ các bệnh trên cây lan. Từ đó có biện …
Xem Chi Tiết
Bệnh rỉ sắt trên cây hoa hồng

Bệnh rỉ sắt trên cây hoa hồng và cách phòng bệnh

Bệnh rỉ sắt trên cây hoa hồng là một trong những bệnh thường gặp. Bạn cần phải phát hiện sớm …
Xem Chi Tiết
cách phòng bệnh cháy lá, cháy ngọn trên hoa ly

Mách nông hộ cách phòng bệnh cháy lá, cháy ngọn trên hoa ly

Bệnh cháy lá, cháy ngọn trên cây ly khiến năng suất hoa giảm. Do đó, nông hộ nên sớm có …
Xem Chi Tiết
Bệnh lùn sọc đen nguy hiểm như thế nào trên cây lúa, ngô?

Bệnh lùn sọc đen nguy hiểm như thế nào trên cây lúa, ngô?

Bệnh lùn sọc đen nguy hiểm như thế nào trên cây lúa, ngô? Mời nông hộ theo dõi bài viết …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Muốn nuôi tôm hiệu quả phải biết những điều sau

Muốn nuôi tôm hiệu quả phải biết những điều sau

Nuôi tôm hiệu quả không phải dễ nhưng nếu biết và làm đúng theo những quy tắc cơ bản sẽ …
Xem Chi Tiết
Sử dụng thức ăn công nghiệp để nuôi cá mú lai

Sử dụng thức ăn công nghiệp để nuôi cá mú lai

Cá mú lai là sản phẩm có giá trị kinh tế cao và luôn được thị trường tiêu thụ săn …
Xem Chi Tiết
Nuôi lươn không bùn chất lượng, hiệu quả kinh tế cao

Nuôi lươn không bùn chất lượng, hiệu quả kinh tế cao

Nuôi lươn không bùn đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều so với nuôi cá truyền thống …
Xem Chi Tiết
Nuôi tôm nước lợ áp dụng công nghệ nào để hiệu quả?

Nuôi tôm nước lợ áp dụng công nghệ nào để hiệu quả?

Sở NN-PTNT Khánh Hòa vừa có thông báo về lịch thời vụ nuôi tôm nước lợ năm 2021. Theo đó, …
Xem Chi Tiết
Phòng ngừa và điều trị bệnh ở cá ngừ nuôi lồng hiệu quả

Phòng ngừa và điều trị bệnh ở cá ngừ nuôi lồng hiệu quả

Hình thức nuôi cá lồng đem lại nhiều giá trị kinh tế cho người nuôi và có đóng góp to …
Xem Chi Tiết
Giải pháp kiểm soát bệnh sữa trên tôm hùm nuôi

Giải pháp kiểm soát bệnh sữa trên tôm hùm nuôi

Tôm hùm là đối tượng nuôi biển trọng điểm ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Tôm được nuôi …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Nhận biết bệnh nấm phổi trên gia cầm để điều trị hiệu quả

Nhận biết bệnh nấm phổi trên gia cầm để điều trị hiệu quả

Bệnh nấm phổi trên gia cầm khá phổ biến. Nếu không sớm phát hiện và điều trị sẽ gây thiệt …
Xem Chi Tiết
Bệnh tai xanh trên heo và những lưu ý quan trọng khi điều trị

Bệnh tai xanh trên heo và những lưu ý quan trọng khi điều trị

Bệnh tai xanh trên heo khiến hệ hô hấp bị ảnh hưởng nặng, tỷ lệ tử vong cao. Dưới đây …
Xem Chi Tiết
Mách nông hộ cách phòng bệnh tụ huyết trùng trên heo

Mách nông hộ cách phòng bệnh tụ huyết trùng trên heo

Bệnh tụ huyết trùng trên heo tiến triển nhanh, gây thiệt hại lớn. Do đó, nông hộ cần có biện …
Xem Chi Tiết
Chẩn đoán bệnh viêm da nổi cục

Triệu chứng bệnh viêm da nổi cục và cách phòng bệnh hiệu quả

Cùng lắng nghe các chuyên gia chia sẻ về cách nhận biết bệnh viêm da nổi cục. Đồng thời là …
Xem Chi Tiết
Nguyên nhân gây bệnh viêm da nổi cục ở trâu bò

Nguyên nhân gây bệnh viêm da nổi cục ở trâu bò

Bệnh viêm da nổi cục ở trâu bò đã và đang bùng nổ mạnh mẽ ở các tỉnh phía bắc …
Xem Chi Tiết
5 nguyên nhân gây tiêu chảy ở heo con và dấu hiệu bệnh

5 nguyên nhân gây tiêu chảy ở heo con và dấu hiệu bệnh

Bệnh tiêu chảy ở heo con do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chia sẻ của chuyên gia về 5 nguyên …
Xem Chi Tiết