Chuyên gia mách bà con cách chọn giống lợn chuẩn theo mục đích nuôi

Chuyên gia mách bà con cách chọn giống lợn chuẩn theo mục đích nuôi
3 phút, 27 giây để đọc.

Căn cứ vào mục đích chăn nuôi mà bà con sẽ áp dụng cách chọn giống lợn khác nhau. Dưới đây, chuyên gia của chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết

Tiêu chí chung để chọn lợn giống

  • Nên mua ở những trại giống lớn của nhà nước, công ty liên doanh. Hay tư nhân có uy tín nhiều năm, được nghành nông nghiệp địa phương (sở nông nghiệp) công nhận là Trại giống có đủ tiêu chuẩn sản xuất giống lợn.

Cần xem lai lịch của đời ông, bà, cha mẹ xem có đạt năng suất chất lượng cao hay không. Những tiêu chuẩn qui định của nhà nước cho dòng cha mẹ có giống tốt là: Nhiều nạc, ít mỡ, độ dày mỡ mỏng (nhỏ hơn 3cm). Dài đòn, đùi và mông to. Tỷ lệ thịt sẻ trên 75%. Đẻ sai từ 8-10con/lứa.

Trọng lượng con sau cai sữa đạt trên 15kg/con trở lên. Thức ăn tiêu tốn ít từ 3,2-3,5kg/1kg tăng trọng. Phàm ăn, chịu đựng tốt với khí hậu nóng. Không mắc các bệnh truyền nhiễm như: Dịch tả, thương hàn, suyễn, lở mồm long móng,… Lượng tinh dịch mỗi lần xuất 150-250cc (1cc tinh dịch chứa 3.000-3.500 triệu tinh trùng).

  • Ngoại hình, màu sắc đúng với giống lợn cần chọn hay không. Ví dụ: Giống lợn Yorshise Large White (Đại Bạch): Màu lông trắng, tai đứng, mõm thẳng, ngực rộng, ngoại hình thể chất vững chắc,… Giống lợn Landrace: Dài đòn, mông nở, ngực hẹp, mõm dài thẳng. Tai to cụp về phía trước, mình lép. Bốn chân hơi yếu, lông da trắng…

Giống lợn Duroc (Lợn bò): Ngoại hình cân đối, bộ khung vững chắc, bốn chân khoẻ mạnh. Tỷ lệ nạc cao, màu lông thay đổi từ nâu nhạt đến nâu đậm, mõm thẳng và dài vừa, tai ngắn, cụp… Giống Berkshire: Tầm vóc hơi thấp, màu lông da đen, có sáu đốm trắng (ở 4 chân, chót đuôi và chán), mõm cong mặt lõm, tai đứng hơi ngiêng về phía trước…

Chọn lợn theo mục đích chăn nuôi

Chọn đực giống

Chọn con đực khoẻ mạnh và tốt nhất trong cả đàn. Trong đàn thường có một vài con đực, bà con cần theo dõi chọn con tốt nhất đàn, hay ăn chóng lớn, lưng thẳng, vai cứng, bốn chân thẳng, lông mềm, nhuyễn và thưa, da mỏng hồng hào, nhanh nhẹn, móng chân bằng (móng hến), gọn, đuôi to soắn.

  • Có sáu cặp vú đều đặn, không lép. Đối với dịch hoàn (hòn cà) phải đều hai bên, nổi rõ gọn và chắc, không chọn con cà ẩn (dái trong), cà lệch, cà bọng.

Xem thêm: Chia sẻ bí quyết chọn heo nái cực chuẩn giúp sinh sản tốt

Chọn lợn cái

Chọn con có đầu to vừa phải, cân đối với thân, đặc trưng cho từng giống. Mõm bẹ mông nở, chân to, không có ngấn vai đai cổ, lưng thẳng, bụng gọn. Chọn những con có hàng vú dọc thẳng hàng và cách đều nhau, hàng vú ngang rộng. Vú chẵn, có từ 12 vú trở lên. Thuần tính, dễ gần gũi để tắm chải, chăm sóc khi sinh đẻ được dễ dàng.

Chọn lợn để nuôi thịt:

Chọn lợn có độ tuổi 55-60 ngày tuổi. Chọn con có đặc điểm ngoại hình đặc trưng của giống. Có 6 cặp vú (cả lợn đực và cái), nhanh nhẹn, da hồng hào, lông mềm, nhuyễn và thưa. Trọng lượng lúc 2 tháng tuổi đối với lợn ngoại thuần hay lai F1 phải đạt trung bình 15-20kg (lợn nội trọng lượng đạt 10-15kg).

Lợn phải được tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine dịch tả, phó thương hàn, tụ huyết trùng trước khi tách đàn 7-10 ngày. Lợn phải chọn từ những nái có sữa tốt, đẻ nhiều, dễ nuôi, tạp ăn và được lai với con đực không cận huyết.

Như vậy, với kiến thức trên đây, bà con đã tự tin chọn con giống chưa? Chúc bà con chăn nuôi thành công.

Nguồn: Agro.gov

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Quản lý bệnh thường gặp trên cây ngô để tăng năng suất

Quản lý bệnh thường gặp trên cây ngô để tăng năng suất

Danh sách những bệnh thường gặp trên cây ngô dưới đây sẽ giúp nông hộ chủ động phòng bệnh. Cùng …
Xem Chi Tiết
Các loại bệnh trên cây lan: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh

Các loại bệnh trên cây lan: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh (P2)

Biết rõ các dấu hiệu bệnh trên cây lan giúp bạn có hướng xử lý đúng. Trong chuyên đề này, …
Xem Chi Tiết
Các loại bệnh trên cây lan: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh (P1)

Các loại bệnh trên cây lan: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh (P1)

Muốn chăm sóc cây lan khỏe mạnh, bạn cần nắm rõ các bệnh trên cây lan. Từ đó có biện …
Xem Chi Tiết
Bệnh rỉ sắt trên cây hoa hồng

Bệnh rỉ sắt trên cây hoa hồng và cách phòng bệnh

Bệnh rỉ sắt trên cây hoa hồng là một trong những bệnh thường gặp. Bạn cần phải phát hiện sớm …
Xem Chi Tiết
cách phòng bệnh cháy lá, cháy ngọn trên hoa ly

Mách nông hộ cách phòng bệnh cháy lá, cháy ngọn trên hoa ly

Bệnh cháy lá, cháy ngọn trên cây ly khiến năng suất hoa giảm. Do đó, nông hộ nên sớm có …
Xem Chi Tiết
Bệnh lùn sọc đen nguy hiểm như thế nào trên cây lúa, ngô?

Bệnh lùn sọc đen nguy hiểm như thế nào trên cây lúa, ngô?

Bệnh lùn sọc đen nguy hiểm như thế nào trên cây lúa, ngô? Mời nông hộ theo dõi bài viết …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Nuôi lươn không bùn chất lượng, hiệu quả kinh tế cao

Nuôi lươn không bùn chất lượng, hiệu quả kinh tế cao

Nuôi lươn không bùn đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều so với nuôi cá truyền thống …
Xem Chi Tiết
Nuôi tôm nước lợ áp dụng công nghệ nào để hiệu quả?

Nuôi tôm nước lợ áp dụng công nghệ nào để hiệu quả?

Sở NN-PTNT Khánh Hòa vừa có thông báo về lịch thời vụ nuôi tôm nước lợ năm 2021. Theo đó, …
Xem Chi Tiết
Phòng ngừa và điều trị bệnh ở cá ngừ nuôi lồng hiệu quả

Phòng ngừa và điều trị bệnh ở cá ngừ nuôi lồng hiệu quả

Hình thức nuôi cá lồng đem lại nhiều giá trị kinh tế cho người nuôi và có đóng góp to …
Xem Chi Tiết
Giải pháp kiểm soát bệnh sữa trên tôm hùm nuôi

Giải pháp kiểm soát bệnh sữa trên tôm hùm nuôi

Tôm hùm là đối tượng nuôi biển trọng điểm ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Tôm được nuôi …
Xem Chi Tiết
Biện pháp kiểm soát bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm

Biện pháp kiểm soát bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm

Theo khuyến cáo, nếu tôm có biểu hiện chậm lớn, bỏ ăn, lờ đờ, tấp mé và rớt đáy. Đặc …
Xem Chi Tiết
Nhận biết và phòng ngừa kịp thời bệnh nấm thủy mi trên cá

Nhận biết và phòng ngừa kịp thời bệnh nấm thủy mi trên cá

So với các loài vật nuôi khác, cá là loài khó nuôi và chăm sóc hơn rất nhiều. Bởi khi …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Kiểm soát bệnh cầu trùng ở gà

Mẹo nhỏ giúp kiểm soát bệnh cầu trùng hiệu quả cho gà

Kiểm soát bệnh cầu trùng trên gà hiệu quả bằng những cách dưới đây. Đảm bảo nông hộ sẽ tăng …
Xem Chi Tiết
Mách nông hộ phương pháp phòng bệnh gà cắn mổ lông nhau

Mách nông hộ phương pháp phòng bệnh gà cắn mổ lông nhau

Điều trị bệnh gà cắn mổ lông nhau không khó. Quan trọng nhất là nông hộ cần phát hiện bệnh …
Xem Chi Tiết
bệnh lở mồm long móng

Biện pháp phòng và điều trị bệnh lở mồm long móng hiệu quả

Các chuyên gia cho biết, điều trị bệnh lở mồm long móng chỉ có thể chữa triệu chứng. Do đó, …
Xem Chi Tiết
Dấu hiệu bệnh lở mồm long móng điển hình ở lợn

Dấu hiệu bệnh lở mồm long móng điển hình ở lợn

Bệnh lở mồm long móng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh, gây hiệu quả nghiêm trọng về …
Xem Chi Tiết
Những điều nông hộ cần biết trước khi nuôi gà thả vườn (P2)

Những điều nông hộ cần biết trước khi nuôi gà thả vườn (P2)

Những điều nông hộ cần biết trước khi nuôi gà thả vườn (P2) tiếp tục với những lưu ý quan …
Xem Chi Tiết
Dụng cụ chăn nuôi gà thả vườn

Những điều nông hộ cần biết trước khi nuôi gà thả vườn (P1)

Trước khi nuôi gà thả vườn, bạn nên tìm hiểu các yếu tố kỹ thuật chuồng nuôi. Đồng thời là …
Xem Chi Tiết