Hướng dẫn cách nuôi và chăm sóc cá basa trong ao một cách khoa học

Hướng dẫn cách nuôi và chăm sóc cá basa trong ao một cách khoa học
3 phút, 40 giây để đọc.

Cá basa là giống cá được nuôi phổ biến ở nhiều nơi ở nước ta. Cá basa tương đối dễ nuôi, nhưng để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất; bà con cần đầu tư, chăm sóc đúng cách. Dưới đây là hướng dẫn cách nuôi cá basa trong ao một cách khoa học.

Mùa vụ nuôi

Trước đây, nguồn giống thường phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên bà con nông dân thường chỉ nuôi 2 mùa chính; vụ 1(tháng 4-6), vụ 2 (tháng 11-12), thu hoạch cá thịt vào tháng 5-6 hoặc tháng 12-1 năm sau đó.

Hướng dẫn cách nuôi và chăm sóc cá basa trong ao một cách khoa học

Tuy nhiên, ngày nay với công nghệ hiện đại; đã chủ động được con giống sinh sản nhân tạo nên mùa vụ thả giống có thể nuôi quanh năm.

Chuẩn bị ao nuôi

Thông thường, nên chọn ao nuôi cá basa có diện tích khoảng trên 500m2; mực nước có độ sau từ 2-3m. Bờ ao phải chắc chắn và có cống để giúp thoát nước dễ dàng cho ao. Lưu ý về các tiêu chí của môi trường ao như: nước có nhiệt độ từ 26-30 độ, pH thích hợp từ 7-8, và hàm lượng oxy hòa tan trên 2mg/lít.

Trước khi tiến hành thả cá vào ao; nên dọn ao thật sạch sẽ, vét bớt bùn, tát cạn nước, dọn dẹp cỏ và bắt hết các loại cá tạp. Sau đó rải vôi ở bờ và đáy ao để khử độc cũng như điều chỉnh độ pH thích hợp. Tiếp tục phơi ao trong vòng 2-3 ngày, cuối cùng bơm nước vào sao cho mực nước đạt yêu cầu rồi tiến hành thả giống. Đây là những yêu cầu cơ bản trong kĩ thuật nuôi cá basa trong ao.

Chọn cá giống

Chọn cá giống là khâu cực kì quan trọng trong kỹ thuật nuôi cá basa trong ao; khi chọn giống phải là những con khỏe mạnh, màu sắc tươi sáng; không có dấu hiệu bệnh tật hay xây xát; và có kích cỡ đều nhau để tránh tình trạng tăng trưởng không đồng đều. Thường thì cá basa có chiều dài từ 10-12cm.

Trước khi tiến hành thả cá, cần tắm cho cá tầm 5-6 phút với nước muối 2% để khử trùng. Nên thả từ từ, nhẹ nhàng để cá thích nghi dần với môi trường mới.

Thức ăn nuôi cá basa

Thức ăn nuôi cá basa

Có 2 loại thức ăn là thức ăn tự chế biến và thức ăn công nghiệp. Do giá thành thức ăn công nghiệp khá cao nên hiện nay; các hộ nuôi cá basa thường sử dụng thức ăn tự chế biến; bởi nguyên liệu rẻ và dễ kiếm, dễ tận dụng. Tuy nhiên, loại thức ăn này lại ít hàm lượng dinh dưỡng và mất nhiều thời gian chế biến.

Trong khi đó thức ăn công nghiệp hàm lượng dinh dưỡng ổn định, vừa dễ sử dụng, bảo quản cũng như vận chuyển dễ dàng. Nếu dùng thức ăn công nghiệp thì trong 2 tháng đầu mới thả nuôi, nên cho ăn loại thức ăn có hàm lượng đạm 28-30%, các tháng tiếp theo giảm dần hàm lượng đạm còn khoảng 25-26%.

Hai tháng cuối cùng chỉ sử dụng thức ăn có hàm lượng đạm 20-22%. Còn đối với thức ăn tự chế biến thì nguyên liệu gồm có cá tạp, cá khô tạp, bột cá, đậu nành, cám gạo, tấm, rau xanh và một số phụ phẩm khác. Nên trộn thêm premix khoáng và vitamin C để kích thích cá ăn nhiều và sức đề kháng tốt hơn.

Quản lý chất thải và môi trường

Đây là việc cực kì quan trọng và không thể thiếu trong kĩ thuật nuôi cá basa trong ao. Cần phải thay nước mới hàng ngày, để cá có môi trường sống sạch, tránh bị bệnh. Không thả các loại chất thải xuống ao nuôi cá. Nước thải ra từ ao nuôi phải được xử lý khoa học trước khi thải ra sông để tránh làm ô nhiễm môi trường xung quanh và ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng.

Trên đây là hướng dẫn cách nuôi cá basa trong ao một cách khoa học. Chúc bà con áp dụng thành công vào mô hình nuôi thủy sản của mình.

Nguồn: biospring.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Quản lý bệnh thường gặp trên cây ngô để tăng năng suất

Quản lý bệnh thường gặp trên cây ngô để tăng năng suất

Danh sách những bệnh thường gặp trên cây ngô dưới đây sẽ giúp nông hộ chủ động phòng bệnh. Cùng …
Xem Chi Tiết
Các loại bệnh trên cây lan: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh

Các loại bệnh trên cây lan: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh (P2)

Biết rõ các dấu hiệu bệnh trên cây lan giúp bạn có hướng xử lý đúng. Trong chuyên đề này, …
Xem Chi Tiết
Các loại bệnh trên cây lan: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh (P1)

Các loại bệnh trên cây lan: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh (P1)

Muốn chăm sóc cây lan khỏe mạnh, bạn cần nắm rõ các bệnh trên cây lan. Từ đó có biện …
Xem Chi Tiết
Bệnh rỉ sắt trên cây hoa hồng

Bệnh rỉ sắt trên cây hoa hồng và cách phòng bệnh

Bệnh rỉ sắt trên cây hoa hồng là một trong những bệnh thường gặp. Bạn cần phải phát hiện sớm …
Xem Chi Tiết
cách phòng bệnh cháy lá, cháy ngọn trên hoa ly

Mách nông hộ cách phòng bệnh cháy lá, cháy ngọn trên hoa ly

Bệnh cháy lá, cháy ngọn trên cây ly khiến năng suất hoa giảm. Do đó, nông hộ nên sớm có …
Xem Chi Tiết
Bệnh lùn sọc đen nguy hiểm như thế nào trên cây lúa, ngô?

Bệnh lùn sọc đen nguy hiểm như thế nào trên cây lúa, ngô?

Bệnh lùn sọc đen nguy hiểm như thế nào trên cây lúa, ngô? Mời nông hộ theo dõi bài viết …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Muốn nuôi tôm hiệu quả phải biết những điều sau

Muốn nuôi tôm hiệu quả phải biết những điều sau

Nuôi tôm hiệu quả không phải dễ nhưng nếu biết và làm đúng theo những quy tắc cơ bản sẽ …
Xem Chi Tiết
Sử dụng thức ăn công nghiệp để nuôi cá mú lai

Sử dụng thức ăn công nghiệp để nuôi cá mú lai

Cá mú lai là sản phẩm có giá trị kinh tế cao và luôn được thị trường tiêu thụ săn …
Xem Chi Tiết
Nuôi lươn không bùn chất lượng, hiệu quả kinh tế cao

Nuôi lươn không bùn chất lượng, hiệu quả kinh tế cao

Nuôi lươn không bùn đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều so với nuôi cá truyền thống …
Xem Chi Tiết
Nuôi tôm nước lợ áp dụng công nghệ nào để hiệu quả?

Nuôi tôm nước lợ áp dụng công nghệ nào để hiệu quả?

Sở NN-PTNT Khánh Hòa vừa có thông báo về lịch thời vụ nuôi tôm nước lợ năm 2021. Theo đó, …
Xem Chi Tiết
Phòng ngừa và điều trị bệnh ở cá ngừ nuôi lồng hiệu quả

Phòng ngừa và điều trị bệnh ở cá ngừ nuôi lồng hiệu quả

Hình thức nuôi cá lồng đem lại nhiều giá trị kinh tế cho người nuôi và có đóng góp to …
Xem Chi Tiết
Giải pháp kiểm soát bệnh sữa trên tôm hùm nuôi

Giải pháp kiểm soát bệnh sữa trên tôm hùm nuôi

Tôm hùm là đối tượng nuôi biển trọng điểm ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Tôm được nuôi …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Nhận biết bệnh nấm phổi trên gia cầm để điều trị hiệu quả

Nhận biết bệnh nấm phổi trên gia cầm để điều trị hiệu quả

Bệnh nấm phổi trên gia cầm khá phổ biến. Nếu không sớm phát hiện và điều trị sẽ gây thiệt …
Xem Chi Tiết
Bệnh tai xanh trên heo và những lưu ý quan trọng khi điều trị

Bệnh tai xanh trên heo và những lưu ý quan trọng khi điều trị

Bệnh tai xanh trên heo khiến hệ hô hấp bị ảnh hưởng nặng, tỷ lệ tử vong cao. Dưới đây …
Xem Chi Tiết
Mách nông hộ cách phòng bệnh tụ huyết trùng trên heo

Mách nông hộ cách phòng bệnh tụ huyết trùng trên heo

Bệnh tụ huyết trùng trên heo tiến triển nhanh, gây thiệt hại lớn. Do đó, nông hộ cần có biện …
Xem Chi Tiết
Chẩn đoán bệnh viêm da nổi cục

Triệu chứng bệnh viêm da nổi cục và cách phòng bệnh hiệu quả

Cùng lắng nghe các chuyên gia chia sẻ về cách nhận biết bệnh viêm da nổi cục. Đồng thời là …
Xem Chi Tiết
Nguyên nhân gây bệnh viêm da nổi cục ở trâu bò

Nguyên nhân gây bệnh viêm da nổi cục ở trâu bò

Bệnh viêm da nổi cục ở trâu bò đã và đang bùng nổ mạnh mẽ ở các tỉnh phía bắc …
Xem Chi Tiết
5 nguyên nhân gây tiêu chảy ở heo con và dấu hiệu bệnh

5 nguyên nhân gây tiêu chảy ở heo con và dấu hiệu bệnh

Bệnh tiêu chảy ở heo con do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chia sẻ của chuyên gia về 5 nguyên …
Xem Chi Tiết