Cách phòng bệnh thích bào tử trùng trên cá nuôi hiệu quả

Cách phòng bệnh thích bào tử trùng trên cá nuôi hiệu quả

Phòng ngừa và điều trị kịp thời các dịch bệnh là yếu tố cực kỳ quan trọng trong nuôi trồng thủy sản. Bởi dịch bệnh ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế. Bệnh trên thủy sản hay bệnh trên cá xảy ra sẽ tùy thuộc vào nhiều nguyên nhân. Điều quan trọng là người nuôi phải am hiểu và có giải pháp chủ động phòng ngừa. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bà con cách nhận biết và phòng bệnh thích bào tử trùng trên cá nuôi hiệu quả.

Nguyên nhân

Thích bào tử trùng ký sinh vào mang cá làm mang phồng lên, gây tổn thương mang khiến cá khó hô hấp, cá phải ngoi lên mặt nước lấy ôxy; khi đó có bọt khí nổi lên giống bọt cua nên gọi là bệnh “sùi bọt cua”.

Cách phòng bệnh thích bào tử trùng trên cá nuôi hiệu quả

Là thích bào tử trùng thuộc giống Myxobollus, Thelohanellus, Henneguya. Đây là tác nhân đầu tiên gây suy yếu cá, từ đó dẫn đến các tác nhân khác (như vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng) tấn công. Cá chép, trôi, mè, bống t­ượng, tra…dễ mắc bệnh này, nhất là cá chép. Mùa dễ mắc bệnh là mùa xuân và đầu hè, gây hại lớn cho cá hư­ơng và cá giống.

Triệu chứng

Cá tiết ra nhiều nhớt, màu sắc nhợt nhạt hoặc sậm hơn bình thường (đen mình). Mang cá nhợt nhạt. Cá bệnh bơi lội không bình thư­ờng, dị hình cong đuôi kém ăn. Khi bị bệnh nặng, trên da, mang cá có nhiều bào nang to bằng hạt tấm, màu trắng đục. Nắp mang bị kênh, gây cho cá khó hô hấp. Sau vài ngày cá bắt đầu chết ít rồi chết tăng dần rất nhanh. Hiện tượng “sùi bọt cua”: Thích bào tử trùng ký sinh vào mang cá làm mang phồng lên, gây tổn thương mang khiến cá khó hô hấp, cá phải ngoi lên mặt nước lấy ôxy; khi đó có bọt khí nổi lên giống bọt cua nên gọi là bệnh “sùi bọt cua”.

Phòng bệnh

Do bào nang và cả bào tử trùng có lớp vỏ kitin cứng, mặt khác, bào nang sống ở đáy ao nên khi dùng các loại hóa chất để tiêu diệt thì đòi hỏi nồng độ hóa chất phải cao hơn nhiều so với các loại tác nhân gây bệnh khác. Tuy nhiên, nếu ao ương nuôi đang có cá mà dùng hóa chất với liều lượng quá cao thì cá sẽ chết trước khi các tác nhân gây bệnh bị tiêu diệt. Vì vậy, phòng bệnh là biện pháp hiệu quả nhất.
Phòng bệnh thích bào tử ở cá
  • Vệ sinh ao sạch sẽ trước mỗi vụ nuôi, lưu ý phơi đáy ao trên 10 ngày và xử lý nước trước khi thả giống.
  • Chọn giống tốt, không mang mầm bệnh, có kiểm dịch. Tắm con giống qua nước muối 2 – 3% (200 – 300g/10 lít nước) trong 5 – 10 phút trước khi thả.
  • Mật độ nuôi thích hợp, nên thả ghép để giúp xử lý môi trường nước tốt và ổn định hơn.
  • Cho ăn, chăm sóc cá nuôi đúng kỹ thuật.
  • Quản lý tốt chất lượng nước ao trong suốt quá trình nuôi, hạn chế thay đổi nước để ổn định môi trường nuôi.
  • Định kỳ dùng chế phẩm sinh học NB 25 hoặc BIO ZEOGREEN xử lý nước và đáy ao.
  • Định kỳ dùng PARAFISH hoặc CLEAR & CLEAN xử lý nội, ngoại ký sinh trùng trong ao.

Trị bệnh

Điều trị được bằng cách trộn thuốc Sulfadiazine (BIO SULTRIM 48% FOR FISH: 1ml/10 kg cá) , hoặc ESB3 (thuốc điều trị cầu trùng gia cầm), hoặc dùng thuốc Tiên đắc (Health Fish) vào thức ăn cho cá ăn liên tục 5 ngày, khối u dần biến mất, cá trở lại bình phục.
Lưu ý: nên cho cá ăn vào buổi sáng (8 – 10h) để đạt được hiệu quả trong điều trị bệnh. Đồng thời, bổ sung thêm men tiêu hóa, bổ gan giúp cá nhanh hồi phục.
Vừa rồi những thông tin về bệnh thích bào tử trùng trên cá và cách phòng trị bệnh hiệu quả. Chúc bà con áp dụng thành công và có được vụ mùa bội thu 🙂 Xem thêm nhiều bài viết hữu ích tại đây!
Trần Hiền
Nguồn: thuoctrangtrai.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

[pt_view id=”adde466qv7″]

Nuôi Thủy Sản

[pt_view id=”635dd9bpaz”]

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

[pt_view id=”86781db8gd”]