6 cách trồng hành lá cực dễ, ăn quanh năm không hết (P2)

6 cách trồng hành lá cực dễ, ăn quanh năm không hết (P2)
4 phút, 48 giây để đọc.

Chúng tôi sẽ tiếp tục hướng dẫn bạn cách trồng hành lá cực dễ. Hãy cùng theo dõi bài viết để biết nhé. Tùy vào thực tế bạn có thể áp dụng phương pháp trồng phù hợp nhất với gia đình mình.

Mẹo nhỏ trồng hành lá trong nước

Trồng hành lá trong nước rất đơn giản khi không cần đất, cũng chẳng cần phân bón. Bạn chỉ cần bỏ chút công sức thay nước. Bất cứ chai lọ thấp, miệng hẹp nào cũng phù hợp để trồng hành lá tại nhà.

Chuẩn bị: Cây hành lá với thân xanh và gốc trắng dài từ 2-7cm. Dao, chai lọ nhựa/ thủy tinh, nước

  • Cắt phần lá xanh của hành để nấu ăn như bình thường và giữ lại phần gốc màu trắng
  • Rửa sạch chai đựng nước.
  • Cho phần gốc hành vào trong nước,
  • Đổ nước vào trong lọ đựng sao cho mực nước đủ để ngập toàn bộ gốc rễ của hành lá
  • Đặt bình ở nơi có nhiều ánh sáng nhưng không trực tiếp dưới nắng. Thay nước hai ngày một lần.
  • Khoảng 7 ngày sau, hành lá sẽ bắt đầu ra chồi, chuẩn bị mọc thành ngọn xanh.
  • Sau 14 ngày, thân hành mới sẽ mọc lên cao vút, sẵn sàng cho thu hoạch.
  • Bạn cắt phần lá phía trên để dùng và tiếp tục nuôi phần rễ phía dưới để luôn có hành liên tục
  • Sau ba lần cắt lá, bạn nên bổ sung thêm một chút phân hữu cơ hòa tan vào nước

Sử dụng lõi giấy vệ sinh

Chuẩn bị sẵn 8 – 10 lõi giấy vệ sinh rồi đổ đất mùn vào bên trong. Hành lá sau khi sử dụng phần ngọn, bạn giữ lại phần rễ khoảng 5cm để trồng cây mới.

Cắm ngập phần rễ hành lá đã chuẩn bị vào đất trong lõi giấy. Tưới một ít nước cho đất đủ ẩm và đặt ở nơi có đủ ánh sáng như bệ cửa sổ, ban công…

Chỉ trong vài ngày, hành lá sẽ bắt đầu mọc mầm và phát triển thành cây mới. Khi thu hoạch, cắt phần ngọn và để lại phần gốc, cây sẽ tiếp tục phát triển, cứ như vậy bạn sẽ có hành lá ăn quanh năm không hết.

Xem thêm: 6 cách trồng hành lá cực dễ, ăn quanh năm không hết (P1)

Sử dụng khay giấy đựng trứng để trồng hành

Cách trồng này vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị 5 khay giấy đựng trứng và củ hành khô không bị hỏng hay mốc.

Trước tiên, xếp 5 khay đựng trứng khít lên nhau, ở mỗi ô nhỏ của khay đục một lỗ nhỏ để nước có thể ngấm đều các khay. Sau khi xếp xong, đặt vào mỗi ô một củ hành khô sao cho đặt phần gốc hành xuống dưới. Phần ngọn mầm hướng lên trên.

Đặt những khay trứng này ở nơi râm mát, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Nhớ tưới nước giữ ẩm cho toàn bộ khay trứng đã đặt hành, nước ngấm vào các miếng giấy sẽ tạo môi trường ẩm để hành ra rễ và phát triển.

Sau một thời gian ngắn, bạn sẽ có cả khay hành tươi tốt ăn mãi không hết. Lưu ý, nếu muốn sạch sẽ hơn, bạn có thể lót dưới các khay trứng tấm nhựa hoặc xốp để nước khi tưới không tràn ra ngoài.

Trồng hành lá bằng thân cây chuối

Nghe có vẻ… hài hước nhưng đây là kiểu trồng “tầm gửi” đã được nhiều chị em áp dụng thành công mà không cần bất cứ dụng cụ trồng nào, chỉ cần “gửi nhờ” vài củ hành vào thân cây chuối trong vườn.

Chỉ sau 20 – 25 ngày bỏ củ hành vào phần thân chuối đã khoét lỗ (chú ý quay phần gốc của củ vào sát thân chuối, cắt nhẹ đầu củ hành) và không cần tưới và chăm sóc gì là hành sẽ lên lá và được thu hoạch.

Lợi ích của hành lá

  • Hỗ trợ tiêu hóa: Hành lá giàu chất xơ giúp tiêu hóa tốt hơn. Bạn nên ăn hành lá thường xuyên, có thể nấu chín hoăc thêm vào salad.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Hành lá giàu vitamin C và vitamin A, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng.
  • Kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa tiểu đường: Hợp chất lưu huỳnh có trong hành lá giúp giảm lượng đường trong máu. Do đó ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
  • Ngăn ngừa cảm lạnh: Hành lá có tính kháng khuẩn và kháng virus, giúp chống lại các bệnh viêm nhiễm do virus như cảm lạnh và giúp loại bỏ các dịch nhày.
  • Chống ung thư: Hành lá giàu flavonoid và hợp chất allyl sulfide giúp chống lại các gốc tự do. Và ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư, do đó giúp chống lại bệnh ung thư.
  • Tốt cho mắt: Hành lá giàu vitamin A và carotenoid giữ cho mắt luôn khỏe mạnh, ngăn ngừa mất thị lực.
  • Tốt cho tim: Hành lá giàu vitamin C và các chất chống ôxy hóa giúp chống lại các gốc tự do. Và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
  • Giúp cho xương chắc khỏe: Hành lá giàu vitamin C, vitamin K và một số chất dinh dưỡng thiết yếu khác, giúp cho xương chắc khỏe. Bạn nên ăn hành lá thường xuyên.

Như vậy, với 4 cách trồng hành lá tuyệt vời này, bạn đã tự tin để có ngay những khóm hành tươi tốt phục vụ bữa ăn gia đình chưa? Bắt tay trồng ngay thôi nào.

Nguồn: Khoahoc.tv

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Quản lý bệnh thường gặp trên cây ngô để tăng năng suất

Quản lý bệnh thường gặp trên cây ngô để tăng năng suất

Danh sách những bệnh thường gặp trên cây ngô dưới đây sẽ giúp nông hộ chủ động phòng bệnh. Cùng …
Xem Chi Tiết
Các loại bệnh trên cây lan: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh

Các loại bệnh trên cây lan: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh (P2)

Biết rõ các dấu hiệu bệnh trên cây lan giúp bạn có hướng xử lý đúng. Trong chuyên đề này, …
Xem Chi Tiết
Các loại bệnh trên cây lan: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh (P1)

Các loại bệnh trên cây lan: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh (P1)

Muốn chăm sóc cây lan khỏe mạnh, bạn cần nắm rõ các bệnh trên cây lan. Từ đó có biện …
Xem Chi Tiết
Bệnh rỉ sắt trên cây hoa hồng

Bệnh rỉ sắt trên cây hoa hồng và cách phòng bệnh

Bệnh rỉ sắt trên cây hoa hồng là một trong những bệnh thường gặp. Bạn cần phải phát hiện sớm …
Xem Chi Tiết
cách phòng bệnh cháy lá, cháy ngọn trên hoa ly

Mách nông hộ cách phòng bệnh cháy lá, cháy ngọn trên hoa ly

Bệnh cháy lá, cháy ngọn trên cây ly khiến năng suất hoa giảm. Do đó, nông hộ nên sớm có …
Xem Chi Tiết
Bệnh lùn sọc đen nguy hiểm như thế nào trên cây lúa, ngô?

Bệnh lùn sọc đen nguy hiểm như thế nào trên cây lúa, ngô?

Bệnh lùn sọc đen nguy hiểm như thế nào trên cây lúa, ngô? Mời nông hộ theo dõi bài viết …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Nuôi lươn không bùn chất lượng, hiệu quả kinh tế cao

Nuôi lươn không bùn chất lượng, hiệu quả kinh tế cao

Nuôi lươn không bùn đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều so với nuôi cá truyền thống …
Xem Chi Tiết
Nuôi tôm nước lợ áp dụng công nghệ nào để hiệu quả?

Nuôi tôm nước lợ áp dụng công nghệ nào để hiệu quả?

Sở NN-PTNT Khánh Hòa vừa có thông báo về lịch thời vụ nuôi tôm nước lợ năm 2021. Theo đó, …
Xem Chi Tiết
Phòng ngừa và điều trị bệnh ở cá ngừ nuôi lồng hiệu quả

Phòng ngừa và điều trị bệnh ở cá ngừ nuôi lồng hiệu quả

Hình thức nuôi cá lồng đem lại nhiều giá trị kinh tế cho người nuôi và có đóng góp to …
Xem Chi Tiết
Giải pháp kiểm soát bệnh sữa trên tôm hùm nuôi

Giải pháp kiểm soát bệnh sữa trên tôm hùm nuôi

Tôm hùm là đối tượng nuôi biển trọng điểm ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Tôm được nuôi …
Xem Chi Tiết
Biện pháp kiểm soát bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm

Biện pháp kiểm soát bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm

Theo khuyến cáo, nếu tôm có biểu hiện chậm lớn, bỏ ăn, lờ đờ, tấp mé và rớt đáy. Đặc …
Xem Chi Tiết
Nhận biết và phòng ngừa kịp thời bệnh nấm thủy mi trên cá

Nhận biết và phòng ngừa kịp thời bệnh nấm thủy mi trên cá

So với các loài vật nuôi khác, cá là loài khó nuôi và chăm sóc hơn rất nhiều. Bởi khi …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Kiểm soát bệnh cầu trùng ở gà

Mẹo nhỏ giúp kiểm soát bệnh cầu trùng hiệu quả cho gà

Kiểm soát bệnh cầu trùng trên gà hiệu quả bằng những cách dưới đây. Đảm bảo nông hộ sẽ tăng …
Xem Chi Tiết
Mách nông hộ phương pháp phòng bệnh gà cắn mổ lông nhau

Mách nông hộ phương pháp phòng bệnh gà cắn mổ lông nhau

Điều trị bệnh gà cắn mổ lông nhau không khó. Quan trọng nhất là nông hộ cần phát hiện bệnh …
Xem Chi Tiết
bệnh lở mồm long móng

Biện pháp phòng và điều trị bệnh lở mồm long móng hiệu quả

Các chuyên gia cho biết, điều trị bệnh lở mồm long móng chỉ có thể chữa triệu chứng. Do đó, …
Xem Chi Tiết
Dấu hiệu bệnh lở mồm long móng điển hình ở lợn

Dấu hiệu bệnh lở mồm long móng điển hình ở lợn

Bệnh lở mồm long móng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh, gây hiệu quả nghiêm trọng về …
Xem Chi Tiết
Những điều nông hộ cần biết trước khi nuôi gà thả vườn (P2)

Những điều nông hộ cần biết trước khi nuôi gà thả vườn (P2)

Những điều nông hộ cần biết trước khi nuôi gà thả vườn (P2) tiếp tục với những lưu ý quan …
Xem Chi Tiết
Dụng cụ chăn nuôi gà thả vườn

Những điều nông hộ cần biết trước khi nuôi gà thả vườn (P1)

Trước khi nuôi gà thả vườn, bạn nên tìm hiểu các yếu tố kỹ thuật chuồng nuôi. Đồng thời là …
Xem Chi Tiết