Sầu riêng được xem là vua trái cây, có thể ăn tươi, hoặc chế biến nhiều loại bánh như bánh crep, bánh pía. Nhưng cây sầu riêng vốn khó trồng, khó chăm sóc, dễ mắc bệnh; cho nên bà con cần phải đặc biệt đầu tư, chăm sóc. Dưới đây là hướng dẫn canh tác cây sầu riêng sao cho đạt hiệu cao nhất.
Giống cây sầu riêng
Sầu riêng có 3 phương pháp nhân giống chính:
- Ươm hạt là phương pháp nhân giống từ xa xưa; đây là cách nhân giống dễ dàng nhất bằng cách ươm cho hạt mọc thành cây. Phương pháp này có ưu điểm là cây có sức đề kháng tốt với sâu bệnh; nhưng nó sẽ bị lai do thụ phấn chéo và các nguyên nhân khác; trái của cây trồng sẽ không giống với cây bố mẹ mà ta mong muốn.
- Chiết cành là phương pháp nhân giống vô tính; trái của cây con sẽ mang đặc tính đầu đủ của cây bố mẹ; như các đặc tính người trồng sầu riêng mong muốn; như năng suất cao, cơm vàng, hạt lép, dễ đậu trái. Nhưng cây chiết sẽ có bộ rễ yếu rất dễ bị đổ ngã khi có gió, và sức đề kháng sâu bệnh không cao.
- Ghép là cách nhân giống phổ biến nhất hiện nay; cây ghép nó mang đày đủ những đặc điểm của cây chiết, đồng thời nó chống chịu được đổ ngã và kháng sâu bệnh gần tương tự cây ươm hạt. 99% những cây sầu riêng trồng mói chuyên ghiệp hiện nay là cây ghép.
Kỹ thuật trồng cây sầu riêng
Sau khi chọn được giống cây khỏe, chất lượng từ nơi bán có uy tín; nên chọn cây giống thẳng, rễ phát triển tốt, có từ 3 cành trở lên, cây giống cao khoảng 80cm; đường kính cây giổng khoảng từ 0.8cm trở lên.
- Trước khi trồng mới bà con nên bảo phân ở trong hố từ trên xuống dưới; ngoài vào trong cho phân được đều khắp hố, trộn đều phân và đất.
- Ở trong hố trồng bà con tạo điểm đặt cây sầu riêng; tùy theo kích thước của bầu để bà con tạo hố cho phù hợp. Ở giữa hố trồng bà con đào 1 lỗ sâu dưới mặt đất đối với vùng cao như ở Tây Nguyên; có đường kính lớn hơn bầu ươm 1 – 2cm. Nếu ở đồng bằng sông Cửu Long thì không đào lỗ mà đắp mô đất cao lên; các bước trồng khác làm tương tự.
- Dùng hoặc kéo sắc cắt bỏ phần rể thừa, rễ cong, sau đó nhẹ nhàng rạch một đường dài dọc bao bầu cẩn thận không làm bể bầu. Đặt bầu cây vào hố trồng, sao cho mặt bầu cao hơn hố trồng rồi nhẹ nhành tách vỏ bầu ra khỏi bầu ươm; tránh làm hư hại bộ rể cây. Khi đặt bầu bà con cố gắng đặt cho cây giống thẳng; không nên đặt bầu ươm quá nông hoặc quá cạn.
- Phủ đất lên mô và nén chặt, bà con nên phủ đất ở ngoài thấp hơn miệng bầu để khi tưới nước không bị ngập đọng lại ở rễ cây.
- Cắm cọc giữ cây có thể sử dụng cọc tre, nứa gỗ tùy theo kích thước của cây trồng. Tưới nước sau khi trồng, bà con tiến hành tưới nước giữ độ ẩm cho cây sau khi trồng. Che năng đối với những mùa có nắng quá gay gắt.
Bón phân cho cây sầu riêng
Khi bón phân cho cây sầu riêng cần xác định được nhu cầu dinh dưỡng của cây. Nhu cầu dinh dưỡng của cây thay đổi theo giai đoạn phát triển, thổ nhưỡng, năng suất của cây. Chính vì thế tùy thuộc vào khả năng sinh trưởng của cây mà bà con điều chỉnh được lượng bón cho phù hợp.
Thu hoạch
Sau khi trồng 4 đến 5 năm cây sẽ cho thu hoạch, quả có màu xanh; xung quanh có gai nhọn, quả chín có màu vàng, bao quanh hạt sầu riêng là phần thịt quả có vị ngọt, béo, rất thơm.
Trên đây là hướng dẫn canh tác cây sầu riêng sao cho đạt hiệu cao nhất. Chúc bà con áp dụng thành công vào mô hình trồng trọt của mình.
Nguồn: agriviet.com