Chế phẩm vi sinh có phải luôn có lợi cho quá trình nuôi tôm?

chế phẩm vi sinh trong nuôi tôm
3 phút, 42 giây để đọc.

Trong thời gian gần đầy, nhiều hộ dân đẩy mạnh sử dụng chế phẩm vi sinh trong chăm nuôi tôm. Vậy chế phẩm vi sinh có phải luôn có lợi cho quá trình nuôi tôm? Bài viết này sẽ cung cấp cho bà con một số lưu ý sử dụng chế phẩm vi sinh trong nuôi tôm.

Trước khi thả giống

Việc sử dụng chế phẩm vi sinh trước khi thả giống là cần thiết; bởi khi đưa vi sinh vật có lợi vào môi trường ngay từ đầu sẽ giúp chúng phát triển và hạn chế vi sinh vật có hại. Mặt khác, góp phần ổn định môi trường nước trong thời gian nuôi, giúp tôm sinh trưởng và phát triển nhanh.

Chế phẩm vi sinh có phải luôn có lợi cho quá trình nuôi tôm?

Sau khi lấy nước đầy ao khoảng 7 – 10 ngày; tiến hành sử dụng vi sinh liều cao gấp 2 – 3 lần của nhà sản xuất; thời gian sử dụng vào lúc trời nắng. Mục tiêu sử dụng lần đầu với liều cao là giúp cho vi sinh vật phân hủy các chất cặn bã, khí độc còn sót lại sau khi đã qua lắng lọc. Trước khi thả giống 2 – 3 ngày sử dụng theo liều dùng của nhà sản xuất để nâng cao ổn định chất lượng nước và tạo điều kiện cho vi sinh vật có lợi phát triển; hạn chế phát triển của vi sinh vật có hại. Đồng thời, kết hợp sử dụng bón phân để gây màu, sử dụng khoáng chất giúp ổn định môi trường.

Giai đoạn từ 1 đến 30 ngày tuổi

Đây là giai đoạn quan trọng cho tất cả mô hình nuôi tôm; vì việc quản lý môi trường tốt hay không tốt ở giai đoạn này sẽ tác động ảnh hưởng đến môi trường nước, sức khỏe, tăng trưởng và sức đề kháng của tôm; và liên quan đến bệnh (bệnh chết sớm – EMS, bệnh liên quan đến gan tụy, đường ruột…)

Ở giai đoạn tôm 1 tháng tuổi, môi trường nước thường tồn tại một lượng nhất định phiêu sinh vật. Trong đó tảo là phiêu sinh thực vật yêu cầu bắt buộc phải có. Tảo sẽ góp phần điều hòa các yếu tố môi trường nước; và là nguồn thức ăn cho tôm; đặc biệt là giai đoạn mới thả giống. Mặt khác, ở giai đoạn này quá trình hình thành mùn bã hữu cơ trong đáy ao cũng chưa cao; nên cần quản lý môi trường tốt và tăng sức đề kháng của tôm.

Lưu ý: Nên lựa chọn chế phẩm vi sinh có chức năng quản lý môi trường nước; và có xu hướng kích thích tảo phát triển, loại hiếu khí để quản lý môi trường ở giai đoạn này; sử dụng vào buổi trưa nắng, liều lượng sử dụng theo nhà sản xuất.

Giai đoạn nuôi từ 30 ngày tuổi đến thu hoạch

Giai đoạn nuôi từ 30 ngày tuổi đến thu hoạch

Ở giai đoạn nuôi khoảng 30 ngày tuổi, tiến trình sinh tổng hợp protein ở các mô, cơ mới của tôm tăng mạnh; cần một nguồn lớn lipid dự trữ ở gan tụy, sự phân chia tế bào gia tăng nên tôm bắt đầu đòi hỏi nguồn thức ăn lớn để đảm bảo nhanh quá trình lột xác xảy ra. Bên cạnh đó, ở giai đoạn này quá trình tích lũy mùn bã hữu cơ ở đáy ao cũng bắt đầu hình thành và tăng mạnh.

Viêc sử dụng chế phẩm vi sinh cần lưu ý chọn loại men vi sinh có chức năng quản lý chất cặn bã hữu cơ và có xu hướng hạn chế tảo phát triển; có thể sử dụng xen kẽ chế phẩm vi sinh hiếu khí và yếm khí. Tuy nhiên, chế phẩm vi sinh hiếu khí sử dụng vào trưa nắng’ loại yếm khí sử dụng chiều mát hay buổi đêm. Ở giai đoạn này nên sử dụng liều lượng cao hơn; và tần suất sử dụng ngắn hơn so với nhà sản xuất khuyến nghị. Đối với ao đất, hợp chất hữu cơ dễ hình thành và phong phú hơn. Ao trải bạt nên vi sinh vật dễ phát triển hơn. Do đó liều lượng sử dụng ao đất ít hơn, dài ngày hơn ao trải bạt.

Trên đây là một số lưu ý sử dụng chế phẩm vi sinh trong nuôi tôm. Chúc bà con áp dụng thành công vào mô hình nuôi thủy sản của mình.

Nguồn: bioaqua.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Quản lý bệnh thường gặp trên cây ngô để tăng năng suất

Quản lý bệnh thường gặp trên cây ngô để tăng năng suất

Danh sách những bệnh thường gặp trên cây ngô dưới đây sẽ giúp nông hộ chủ động phòng bệnh. Cùng …
Xem Chi Tiết
Các loại bệnh trên cây lan: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh

Các loại bệnh trên cây lan: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh (P2)

Biết rõ các dấu hiệu bệnh trên cây lan giúp bạn có hướng xử lý đúng. Trong chuyên đề này, …
Xem Chi Tiết
Các loại bệnh trên cây lan: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh (P1)

Các loại bệnh trên cây lan: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh (P1)

Muốn chăm sóc cây lan khỏe mạnh, bạn cần nắm rõ các bệnh trên cây lan. Từ đó có biện …
Xem Chi Tiết
Bệnh rỉ sắt trên cây hoa hồng

Bệnh rỉ sắt trên cây hoa hồng và cách phòng bệnh

Bệnh rỉ sắt trên cây hoa hồng là một trong những bệnh thường gặp. Bạn cần phải phát hiện sớm …
Xem Chi Tiết
cách phòng bệnh cháy lá, cháy ngọn trên hoa ly

Mách nông hộ cách phòng bệnh cháy lá, cháy ngọn trên hoa ly

Bệnh cháy lá, cháy ngọn trên cây ly khiến năng suất hoa giảm. Do đó, nông hộ nên sớm có …
Xem Chi Tiết
Bệnh lùn sọc đen nguy hiểm như thế nào trên cây lúa, ngô?

Bệnh lùn sọc đen nguy hiểm như thế nào trên cây lúa, ngô?

Bệnh lùn sọc đen nguy hiểm như thế nào trên cây lúa, ngô? Mời nông hộ theo dõi bài viết …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Nuôi lươn không bùn chất lượng, hiệu quả kinh tế cao

Nuôi lươn không bùn chất lượng, hiệu quả kinh tế cao

Nuôi lươn không bùn đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều so với nuôi cá truyền thống …
Xem Chi Tiết
Nuôi tôm nước lợ áp dụng công nghệ nào để hiệu quả?

Nuôi tôm nước lợ áp dụng công nghệ nào để hiệu quả?

Sở NN-PTNT Khánh Hòa vừa có thông báo về lịch thời vụ nuôi tôm nước lợ năm 2021. Theo đó, …
Xem Chi Tiết
Phòng ngừa và điều trị bệnh ở cá ngừ nuôi lồng hiệu quả

Phòng ngừa và điều trị bệnh ở cá ngừ nuôi lồng hiệu quả

Hình thức nuôi cá lồng đem lại nhiều giá trị kinh tế cho người nuôi và có đóng góp to …
Xem Chi Tiết
Giải pháp kiểm soát bệnh sữa trên tôm hùm nuôi

Giải pháp kiểm soát bệnh sữa trên tôm hùm nuôi

Tôm hùm là đối tượng nuôi biển trọng điểm ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Tôm được nuôi …
Xem Chi Tiết
Biện pháp kiểm soát bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm

Biện pháp kiểm soát bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm

Theo khuyến cáo, nếu tôm có biểu hiện chậm lớn, bỏ ăn, lờ đờ, tấp mé và rớt đáy. Đặc …
Xem Chi Tiết
Nhận biết và phòng ngừa kịp thời bệnh nấm thủy mi trên cá

Nhận biết và phòng ngừa kịp thời bệnh nấm thủy mi trên cá

So với các loài vật nuôi khác, cá là loài khó nuôi và chăm sóc hơn rất nhiều. Bởi khi …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Mách nông hộ phương pháp phòng bệnh gà cắn mổ lông nhau

Mách nông hộ phương pháp phòng bệnh gà cắn mổ lông nhau

Điều trị bệnh gà cắn mổ lông nhau không khó. Quan trọng nhất là nông hộ cần phát hiện bệnh …
Xem Chi Tiết
bệnh lở mồm long móng

Biện pháp phòng và điều trị bệnh lở mồm long móng hiệu quả

Các chuyên gia cho biết, điều trị bệnh lở mồm long móng chỉ có thể chữa triệu chứng. Do đó, …
Xem Chi Tiết
Dấu hiệu bệnh lở mồm long móng điển hình ở lợn

Dấu hiệu bệnh lở mồm long móng điển hình ở lợn

Bệnh lở mồm long móng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh, gây hiệu quả nghiêm trọng về …
Xem Chi Tiết
Những điều nông hộ cần biết trước khi nuôi gà thả vườn (P2)

Những điều nông hộ cần biết trước khi nuôi gà thả vườn (P2)

Những điều nông hộ cần biết trước khi nuôi gà thả vườn (P2) tiếp tục với những lưu ý quan …
Xem Chi Tiết
Dụng cụ chăn nuôi gà thả vườn

Những điều nông hộ cần biết trước khi nuôi gà thả vườn (P1)

Trước khi nuôi gà thả vườn, bạn nên tìm hiểu các yếu tố kỹ thuật chuồng nuôi. Đồng thời là …
Xem Chi Tiết
Chuyên gia mách phương pháp phòng và điều trị bệnh ILT trên gà

Chuyên gia mách phương pháp phòng và điều trị bệnh ILT trên gà

Phòng và điều trị bệnh ILT trên gà khá đơn giản. Nông hộ nên có kế hoạch nhỏ và tiêm …
Xem Chi Tiết