Chọn thức ăn cho cá cần lưu ý những điều gì?

Chọn thức ăn cho cá cần lưu ý những điều gì?

Việc lựa chọn thức ăn cho cá là vấn đề tương đối quan trọng, nó quyết định rất lớn đến năng suất, hiệu quả chăn nuôi. Không chỉ lựa chọn thức ăn cho cá đảm bảo chất lượng, phù hợp từng giai đoạn phát triển,… Người nuôi cần bảo quản thức ăn đúng cách để thức ăn được sử dụng hiệu quả nhất.

Lựa chọn thức ăn

Cần lựa chọn thức ăn theo tập tính cũng như giai đoạn phát triển của cá.

Hiện nay, trên thị trường các dạng thức ăn công nghiệp cho cá thường. Bao gồm thức ăn nổi hay dạng viên nén (dạng chìm). Các dạng thức ăn này đều đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của cá. Song một số loài cá ưa thức ăn nổi, số khác lại thích thức ăn chìm. Cho ăn bằng thức ăn viên nổi có nhiều ưu điểm quan sát được lượng thức ăn cá sử dụng, từ đó điều chỉnh cho phù hợp.

Chọn thức ăn cho cá cần lưu ý những điều gì?

Chọn kích cỡ thức ăn phù hợp kích cỡ cá: Thức ăn có nhiều dạng, như dạng mảnh cho cá nhỏ, thức ăn viên cho cá nuôi thương phẩm với kích cỡ viên khác nhau. Thông thường, đường kính viên thức ăn bằng 20 – 30% đường kính miệng cá. Viên quá nhỏ sẽ dẫn đến tiêu tốn nhiều năng lượng cho việc tìm kiếm thức ăn đến khi cá thoả mãn nhu cầu, viên quá lớn sẽ khó ăn.

Đặc biệt, cần lựa chọn thức ăn cho cá từ thương hiệu uy tín, đáng tin cậy. Cùng các dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng chu đáo, tận tình. Người nuôi cũng cần nắm được các tiêu chí để đánh giá thức ăn. Như thành phần và hàm lượng dinh dưỡng, tính dẫn dụ và các tính chất vật lý khác…

Khẩu phần và số lần cho ăn

Điều này phụ thuộc kích cỡ cá. Cá bột và cá hương thường có nhu cầu protein và số lần cho ăn nhiều hơn so cá lớn. Ở giai đoạn cá nhỏ, nhu cầu năng lượng lớn, cá gần như có nhu cầu ăn liên tục nên phải cho ăn hằng giờ. Khi cá lớn lên, hàm lượng protein và số lần cho ăn có thể giảm so giai đoạn cá nhỏ. Thông thường, thay vì chuyển sang thức ăn có hàm lượng protein thấp hơn, người nuôi thường giảm số lần cho ăn trong ngày khi cá lớn.

Ngoài ra, lượng thức ăn và số lần cho ăn còn tùy theo loài, hay các yếu tố nhiệt độ, mùa vụ, môi trường, mật độ thả… Ví dụ, mùa đông, nhiệt độ nước ao thấp, số lần cho ăn và lượng thức ăn mỗi lần giảm đi đối với các loài cá nước ấm; không nên cho cá ăn khi nồng độ ôxy hòa tan trong nước thấp, thời điểm sáng sớm.

Một trong những lưu ý quan trọng khi cho cá ăn là không cho ăn quá nhu cầu, bởi sẽ gây lãng phí, ô nhiễm môi trường, làm giảm lượng ôxy hòa tan trong nước, tăng nhu cầu ôxy sinh hóa và vi khuẩn có hại. Chỉ nên cho cá ăn lượng thức ăn mà cá có thể ăn hết trong 25 phút.

Bảo quản thức ăn

Bảo quản nguồn thức ăn thủy sản

Thức ăn cần được bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp. Trong điều kiến độ ẩm cao, thức ăn dễ bị mốc; do vậy quá trình vận chuyển, bảo quản tránh làm vỡ hay rách bao bì.

Thời gian bảo quản thức ăn không quá 2 tháng. Tốt nhất, chỉ nên mua, phân phối và sử dụng thức ăn trong 1 tháng. Tuân thủ nguyên tắc “nhập trước, xuất trước”, nghĩa là bao thức ăn mua về trước phải dùng trước, bao hỏng hoặc quá hạn phải bỏ.

Để đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn, người nuôi tính toán hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR): FCR= Tổng lượng thức ăn đã cho cá ăn / Tổng lượng cá tăng lên đến lúc thu hoạch. Thông thường, FCR khoảng 1,5 – 2 là thức ăn tốt cho hầu hết đối tượng nuôi.

Xem thêm nhiều bài viết hữu ích tại đây 🙂

Trần Hiền

Nguồn: thuoctrangtrai.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

[pt_view id=”adde466qv7″]

Nuôi Thủy Sản

[pt_view id=”635dd9bpaz”]

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

[pt_view id=”86781db8gd”]