Xuất khẩu cà phê ở năm 2021 dự báo sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Vì thế đẩy mạnh tiêu thụ cà phê nội địa là giải pháp quan trọng để giúp giảm áp lực xuất khẩu.
Sản lượng cà phê giảm, xuất khẩu vẫn khó
Theo ông Nguyễn Nam Hải, Phó chủ tịch Hiệp hội Cà phê Việt Nam (VICOFA), tính đến cuối tháng 12, nông dân các tỉnh Tây Nguyên đã thu hoạch khoảng 70% sản lượng cà phê niên vụ 2020/2021.
Năng suất thấp nhiều hộ trồng cà phê giảm đầu tư, chuyển sang trồng cây ăn quả
Dự báo trong cả vụ, sản lượng cà phê thu hoạch được sẽ giảm từ 10-15% so với vụ 2019/2020. Nguyên nhân là do trong mấy năm qua, giá cà phê thường ở mức thấp. Nên nhiều hộ trồng cà phê giảm đầu tư, chăm sóc, khiến cho năng suất giảm. Bên cạnh đó, nhiều diện tích nhiều diện tích cà phê đã được chuyển sang trồng cây ăn quả.
Nhiều diện tích do trồng xen quá mức cho phép các loại cây như mắc ca, bơ, tiêu … đã khiến cho số lượng cây cà phê cũ giảm tới 20-30%. Không những trong năm nay, nhiều khả năng sản lượng cà phê sẽ tiếp tục giảm trong những năm tới.
Sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2020/2021 được dự báo cũng sẽ giảm. VICOFA cho biết, đến thời điểm này, Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) chưa đưa ra còn số dự kiến về niên vụ cà phê 2020/2021 của toàn thế giới. Nhưng Bộ Nông nghiệp Mỹ đã giảm dự báo nguồn cung cà phê toàn cầu niên vụ 2020/2021 xuống còn 165,4 triệu bao.
Xuất khẩu cà phê 2021 dự đoán sẽ giảm
Năm 2020, do nhiều nguyên nhân, xuất khẩu mặt hàng nông sản cà phê giảm cả về lượng và giá trị. Theo Tổng cục Hải quan, lượng cà phê đã xuất khẩu trong cả năm 2020 là 1,565 triệu tấn. Con số này đã giảm 5,6% so với năm 2019. Đạt giá trị 2,741 tỷ USD (giảm 4,2%).
Theo nhận định của một số chuyên gia ngành hàng cà phê, xuất khẩu năm nay sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn. Nổi cộm nhất là tình trạng thiếu hụt container để xuất khẩu.
Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty Cổ phần Tập đoàn Intimex, cho biết: Container dùng cho xuất khẩu mặt hàng nông sản cà phê hiện vẫn đang rất căng thẳng. Giá cước nhiều khả năng sẽ còn tăng trong thời gian tới. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc xuất khẩu
Sản lượng cà phê Brazil gây ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê Việt
Việc gia tăng mạnh về diện tích, sản lượng cà phê ở Brazil. Là quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới. Cũng đã gây khó khăn không nhỏ cho xuất khẩu nông sản cà phê Việt Nam. USDA dự báo sản lượng cà phê Brazil niên vụ 2020/2021 sẽ tăng tới 14,5% lên mức kỷ lục 67,9 triệu bao.
Còn Cơ quan Thống lê và Cung cấp thực phẩm của Chính phủ Brazil (CONAB) lại dự báo sản lượng cà phê nước này sẽ đạt khoảng 63,08 triệu bao. Tăng 2,4% so với dự báo trước đó của cơ quan này. Cũng theo CONAB, trong năm 2020, diện tích cà phê cho thu hoạch ở Brazil là 1,88 triệu ha. Con số này cũng tăng 3,9% so với năm 2019.
Đẩy mạnh tiêu thụ cà phê trên thị trường nội địa
Trước tình hình đó, ngoài các giải pháp như thực hiện có hiệu quả các Hiệp định CPTPP, EVFTA, UKVFTA … tăng cường xuất khẩu những loại cà phê rang xay và hòa tan. Thì việc đẩy mạnh tiêu thụ nội địa cũng sẽ được đặc biệt quan tâm. Với mục đích nhằm giảm bớt áp lực xuất khẩu.
Trong thời gian qua, lượng cà phê tiêu thụ trên thị trường nội địa đang tăng. Hiện đã chiếm trên 10% sản lượng cà phê cả nước. Tiêu thụ nội địa tăng lên nhờ trên thị trường trong nước có sự xuất hiện của rất nhiều thương hiệu Việt và chuỗi cung ứng quốc tế đến từ các công ty trong ngành. Trong năm 2021, VICOFA sẽ tiếp tục triển khai chương trình “Đẩy mạnh tiêu dùng cà phê nội địa của Việt Nam” do ICO cấp kinh phí từ Quỹ Đặc biệt. Giúp tăng tỷ lệ tiêu dùng cà phê nội địa của Việt Nam. Nhất là về cà phê rang xay và hòa tan.
Với các hoạt động của VICOFA và sự phát triển của các chuỗi cửa hàng cà phê trong nước, phấn đấu đến 2023 nâng mức tiêu thụ cà phê ở thị trường nội địa lên 3 kg/người năm, so với mức 1,68 kg/người năm 2009. Nhờ những hoạt động này sẽ giúp phần nào giảm được khó khăn khi tình hình xuất khẩu cà phê trong nước vẫn đang lao đao.
Đọc tiếp bài viết: Thu Hoạch Vườn Nho Ninh Thuận Trong Dịp Tết Nguyên Đán 2021
Nguồn: nongsanviet.nongnghiep.vn
Ngọc Lân