Gạo thơm dần trở thành đặc sản hút hàng chợ tết người Việt

Gạo thơm dần trở thành đặc sản hút hàng chợ tết người Việt

Gạo thơm đặc sản có thương hiệu trong những năm gần đây bán chạy tại chợ tết. Dù giá gạo không hề rẻ nhưng vẫn đắt hàng. Ở ĐBSCL những năm gần đây, theo xu hướng nâng cao chất lượng lúa gạo. Nông dân trồng lúa thơm và doanh nghiệp chế biến đóng gói làm gạo ngon, bán ra chợ tết phát triển mạnh. Hiệu ứng thấy rõ là gạo thơm đặc sản hút hàng mạnh, bán chạy đứng đầu bảng trên thị trường nội địa. Và do đó gạo thơm dần trở thành đặc sản hút hàng chợ tết người Việt trong nhiều năm gần đây.

Gạo đặc sản hút hàng nhờ danh tiếng ST25

Nước ta có nhiều loại gạo thơm trong số các chủng loại hàng gạo thơm. Đặc sản lúa gạo hữu cơ ở một số địa phương. Gạo thơm ST25, ST24 xếp tốp đầu về giá bán và hút hàng mạnh nhất. Đặc biệt là vào các dịp tết nguyên đán. Giới kinh doanh gạo chợ nội địa ở ĐBSCL thừa nhận cơn sốt gạo ST25. Từ cuối năm 2019 đến tết năm nay vẫn chưa dứt. Và cũng phải công nhận là gạo này rất thơm và ngon. Đó là nhờ ST25 duy trì được phẩm chất thơm ngon xứng với danh tiếng thương hiệu “gạo ngon nhất thế giới”. Năm nay, các sản phẩm gạo đặc sản với nhãn hàng đặc trưng, gạo đóng gói thành túi 2 kg, 5kg. Được nhiều cửa hàng kinh doanh lựa chọn cho giỏ quà tết trang trọng.

Gạo thơm dần trở thành đặc sản hút hàng chợ tết người Việt

Tại thủ phủ vùng trồng lúa thơm ST25 ở Sóc Trăng và các tỉnh trong vùng bán đảo Cà Mau, trước tết gần 2 tháng đã có một số đồng lúa chín sớm vào mùa gặt. Thời gian càng gấp rút, nhà máy xay xát, đóng gói ngày đêm để kịp đưa hàng ra bán tết. Loại gạo thơm ST25 đóng 5kg/túi của doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí, bán theo đặt hàng tại Sóc Trăng, giá sỉ khoảng 28.000 đ/kg. Cộng chi phí vận chuyển, đưa về các cửa hàng, sạp gạo bán lẻ trong vùng ĐBSCL bán lẻ 160-170 ngàn đồng/túi 5 kg, tính ra 32-34 ngàn đồng/kg.

Đắt hàng cũng đồng nghĩa sự canh tranh cao

Theo một DN đầu tư vùng nguyên liệu lúa ST25, thị trường lúa gạo tại ĐBSCL có sự cạnh tranh khá mạnh. Mặt bằng giá gạo xuất khẩu và nội địa so kè nhau rất sát. Nông dân sản xuất so sánh nếu trồng lúa bán thương lái chạy hàng gạo chợ nội địa. Nhất là lúa thơm giá phải cao hơn giá thu mua lúa chế biến gạo xuất khẩu.

gạo-sạch

Nếu lúa chất lượng cao chế biến gạo xuất khẩu có giá bán ra tại ruộng mức 7.000 đ/kg. Thì lúa thơm đặc sản phải có giá cao hơn từ 800 đồng đến 1.000 đồng/kg mới khuyến khích nông dân trồng lúa thơm. Các DN chuyên kinh doanh hàng gạo chợ. Cho biết: DN muốn có hàng gạo thơm thuần chất, giá trị cao bán vào dịp tết.  Từ đầu vụ đông xuân 2020-2021 phải liên kết chặt chẽ với HTX nông sản địa phương.Chuẩn bị từ khâu giống lúa xác nhận đến thỏa thuận hợp đồng giá cả thu mua cuối vụ.

Vừa qua, DN Hồ Quang Trí liên kết sản xuất với nông dân. Cho biết giá thành lúa ST25 đến cuối vụ tính ra trên 8.500 đ/kg. Trong đó DN thu mua lúa tươi nông dân 7.800 đ/kg cùng với các chi phí thêm. Trong liên kết, tổ chức sản xuất với HTX, địa phương và chi phí thu gom, sấy lúa, vận chuyển, chế biến… Do vậy, giá thành gạo thơm có mức chênh cao hơn gạo thường.

Gạo tết dồi dào

Ngày nay ở ĐBSCL hình thành các HTX nông nghiệp. Nông dân liên kết sản xuất lúa chuyên nghiệp, quanh năm. Lịch thời vụ có thể điều chỉnh, dịch chuyển tùy theo các tiểu vùng sản xuất. Để chủ động nguồn nước tưới tiêu.

cánh đồng lớn

Do vậy cây lúa hầu như lúc nào cũng đứng chân trên đồng. Riêng vụ lúa đông xuân chính vụ hằng năm thu hoạch vào mùa khô (trước và sau tết) nên đạt chất lượng lúa gạo tốt nhất. Dân hàng xáo và DN chuyên doanh các loại gạo nội địa cho biết, họ an tâm theo kế hoạch thủ sẵn lúa gạo trong kho và thu mua lúa đông xuân ở các vùng không chịu ảnh hưởng lũ, gieo sạ sớm có lúa chín gặt trước tết.

Theo dõi diễn biến qua hơn một tháng trước khi gạo tết ra chợ, giá gạo ở ĐBSCL chỉ tăng nhẹ. Chủ yếu tại các sạp gạo, cửa hàng bán lẻ. Là những giống lúa có phẩm chất gạo trung bình như IR504, OM576 (Hầm trâu, trâu nằm)… Một số giống lúa thơm, gạo đặc sản giữ mức giá ổn định. Tại Cần Thơ, gạo chợ bán lẻ IR504 giá 13.000-14.000 đ/kg được xem là mức thấp nhất. Một số loại gạo thơm đặc sản ST24 giá 24.000 đ/kg.

Chia sẻ của người kinh doanh gạo

Ông Phạm Thái Bình, Giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (Cần Thơ). Cho biết: Trung An có gần 20 cửa hàng bán gạo chợ nội địa. Ở một số địa phương các tỉnh, TP Cần Thơ và TP HCM. Gạo thương hiệu Vineco do Trung An sản xuất bán theo hệ thống siêu thị Vinmart. Các loại gạo đóng túi của Trung An cung cấp số lượng dồi dào: Trắng Tép, Việt Đài, Hương Sữa, gạo ST24… đồng mức giá 26.000 đ/kg. Gạo thơm Jasmine đóng bao bì bán giá gốc từ 16.000 đến 18.000 đ/kg.

Ông Bình chia sẻ “Nhìn chung mặt bằng giá gạo ra chợ tết ổn định. Và chắc rằng sẽ không có hiện tượng sốt giá khi lúa gạo đông xuân sắp vào mùa rộ từ sau tết”. Do đó ngành gạo thơm có thể được phát triển theo quy mô lớn hơn, áp dụng thêm tiến bộ khoa học kỹ thuật giúp nâng cao chất lượng gạo. Phục vụ không chỉ trong nước mà còn ở cả nước ngoài.

Trính dẫn từ Nongsanviet.nongnghiep.vn
Phan Nhan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

[pt_view id=”adde466qv7″]

Nuôi Thủy Sản

[pt_view id=”635dd9bpaz”]

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

[pt_view id=”86781db8gd”]