Hai cách trồng hẹ cực kỳ đơn giản và dễ làm cho gia đình 2021

Hai cách trồng hẹ cực kỳ đơn giản và dễ làm cho gia đình
5 phút, 7 giây để đọc.

Hẹ thuộc họ hành tỏi nên yêu cầu về đất trồng tương đối giống với hành tỏi. Đất trồng hẹ phải chú ý tới độ tơi xốp, thoát nước tốt. Trồng hẹ rất đơn giản, dễ chăm sóc vì vậy cập nhật ngay bài viết dưới đây để biết cách trồng loại rau này nhé. 

Đặc điểm sinh học

Đặc điểm sinh học của lá hẹ

Hẹ thuộc họ hành tỏi có tên khoa học là Alinin Odorum. Hẹ thuộc loại cây thân thảo, chiều cao từ 20-25 cm. Lá hẹ dài, dày và dáng hơi tròn. Mỗi cây hẹ thường có từ 4-5 lá, trung bình mỗi lá dài khoảng 20-30 cm, đầu lá có hình mũi kim. Hoa hẹ mọc ra từ gốc, cuống hoa dài khoảng 15-30 cm có hình tam giác. Hoa hẹ có màu trắng, khi già sẽ cho quả. Qủa hẹ có đường kính khoảng 3-4 mm. Cây hẹ thường ra hoa vào khoảng tháng 6 tới tháng 8 ra quả từ tháng 8 đến tháng 10.

Chế biến

Khoa học đã chứng minh rằng hẹ có chứa các chất như sunphua, saponin, chất đắng. Có người còn phát hiện ra cả chất odorin có tác dụng kháng sinh tốt. Trong hạt hẹ cũng có chứa chất ancaloit và saponin. Vì vậy, hẹ thường được nhiều người dùng để chữa bệnh. Loại cây này có tác dụng trị ho, chữa tiêu chảy, chữa cảm cúm rất tốt.

Hẹ tươi ăn sống hoặc giã nhỏ lấy nước uống có tác dụng rất tốt, hiệu quả của nó tương đương với khi dùng tỏi. Người ta còn dùng hẹ trong nhiều món ăn. Hẹ có thể thay thế hành. Lá hẹ dùng để muối dưa, làm bánh xèo, bánh tét, bánh trứng … củ hẹ muối chua để ăn cùng với các món nhiều mỡ và ăn trong các món rau sống …

Kỹ thuật trồng hẹ

Kỹ thuật trồng hẹ

Yêu cầu đất

Hẹ thuộc họ hành tỏi nên yêu cầu cần đất tương đối giống với đất trồng hành tỏi. Đất trồng hẹ phải tơi xốp, thoát nước tốt.

Đất cày bừa kỹ, phơi ải, đánh luống cao 20-30 cm, rộng 1,2-1,4 m. Bón phân cho đất trồng hẹ cũng giống với các cây trong họ hành tỏi. Cần 15-20 tấn phân chuồng cho 1 ha. Trồng hẹ cũng theo các hố, mỗi hố cách nhau 20-25 cm.

Cách trồng hẹ

Trồng bằng củ

Sau khi chuẩn bị đất, bón phân đầy đủ người ta lấy từng củ hẹ (phần gốc cây) ấn xuống lớp đất phủ mặt rồi lấy tay ấn chặt đất lại. Tiếp đó lấy rơm rạ phủ lên luống và tưới nước cho đủ độ ẩm. Nên rào kỹ để tránh gà bới rạ làm hỏng mầm hẹ

Trồng bằng hạt

Trồng bằng hạt có thể gieo trực tiếp vào hố hoặc cũng có thể gieo rả ruộng riêng rồi đem ra cấy lại. Để đảm bảo hạt nảy mầm tốt thì trước khi gieo nên ngâm hạt vào nước ấm (35-37độ C) trong khoảng 12 tiếng. Sau đó vớt ra trộn đều với tro rồi gieo. Để cho hẹ mọc đều cần tưới ẩm thường xuyên. Một tuần hoặc 10 ngày  thì hòa 300-500 gam URE để lưới cho 100m2 đất. Nếu hẹ gieo ở ruộng riêng thì khi cây cao 10-15 cm là có thể đem trồng ở luống.

Hẹ là cây dễ sống nên có thể tỉa đi trồng chỗ khác mà ít ảnh hưởng đến sự phát triển. Sau 7 ngày hoặc một tuần thì tưới lân, kali để cho hẹ phát triển tốt.

Chăm sóc hẹ

Kỹ thuật chăm sóc hẹ

Hẹ có khả năng át cỏ cao nên việc làm cỏ cho hẹ khá dễ dàng. Chỉ cần kết hợp một lần tưới phân với nhổ cỏ là được. Làm cỏ phải nhổ tận gốc phơi cho đất khô hoặc vứt đi chỗ khác. Chăm sóc hẹ quan trọng nhất vẫn là bón phân, xới đất. Hẹ ít bị sâu bệnh nên việc phòng trừ đơn giản. Phải thường xuyên vun gốc, xới đất để cho đất tơi xốp, cây hẹ lớn nhanh.

Nếu gia đình nào ít đất thì có thể trồng hẹ trong chậu sành. Các bước tiến hành cũng tương tự như trồng ở ruộng. Trồng trong chậu nên đất ít, vì vậy cần tưới phân nhiều hơn.

Thu hoạch và lấy giống

Nếu trồng ở quanh nhà, trong chậu thì có thể thu hoạch quanh năm, còn nếu trồng ở ruộng thì phải thu hoạch theo thời vụ, theo nhu cầu của người tiêu dùng. Thông thường người ta thu hoạch hẹ vào khoảng trước sau Tết Nguyên đán.

Nếu chỉ bán lấy lá, người ta cắt ngang thân hẹ (cách gốc 2-3 cm). Sau khi cắt tiếp tục tưới nước thì hẹ sẽ ra lá non rồi lại phát triển bình thường. Nếu muốn bán cả cây thì phải tỉa từng cây một, sau đó bó thành bó nhỏ đem bán. Nếu có người mua nhiều thì nhổ cả luống để giải phóng đất cho các loại cây khác.

Để giống

cách chọn giống trong trồng hẹ

Để giống bằng củ:

Giữ lại những cây khỏe sau khi thu hoạch bón thêm lân, tro bếp, vun gốc, tưới nước để củ phát triển thêm. Chờ cho củ hẹ già, chắc, lá xanh tán bớt thì nhổ cả cụm rồi buộc túm treo lên. Phơi hẹ giống phải phơi trong bóng râm rồi mới phơi nắng. Củ hẹ rất dễ thối nên phải thường xuyên kiểm tra, không nên dồn củ hẹ thành đống vì dễ làm thối củ.

Để giống bằng hạt

Để lại những cây tốt, chăm sóc cho hẹ ra hoa, kết trái. Đợi đến khi quả già thì hái về, chà vỡ quả để lấy hạt. Lấy hạt phơi khô, để nguội rồi cho vào chai lọ đậy kín để giành cho vụ sau. Phương cách để giống bằng hạt ít được áp dụng vì thời gian đợi chờ cây ra trái kết quả rất lâu, không thể giải phóng đất cho các cây khác.

Nguồn: nongnghieppho

Tác giả: Hồng Phúc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Quản lý bệnh thường gặp trên cây ngô để tăng năng suất

Quản lý bệnh thường gặp trên cây ngô để tăng năng suất

Danh sách những bệnh thường gặp trên cây ngô dưới đây sẽ giúp nông hộ chủ động phòng bệnh. Cùng …
Xem Chi Tiết
Các loại bệnh trên cây lan: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh

Các loại bệnh trên cây lan: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh (P2)

Biết rõ các dấu hiệu bệnh trên cây lan giúp bạn có hướng xử lý đúng. Trong chuyên đề này, …
Xem Chi Tiết
Các loại bệnh trên cây lan: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh (P1)

Các loại bệnh trên cây lan: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh (P1)

Muốn chăm sóc cây lan khỏe mạnh, bạn cần nắm rõ các bệnh trên cây lan. Từ đó có biện …
Xem Chi Tiết
Bệnh rỉ sắt trên cây hoa hồng

Bệnh rỉ sắt trên cây hoa hồng và cách phòng bệnh

Bệnh rỉ sắt trên cây hoa hồng là một trong những bệnh thường gặp. Bạn cần phải phát hiện sớm …
Xem Chi Tiết
cách phòng bệnh cháy lá, cháy ngọn trên hoa ly

Mách nông hộ cách phòng bệnh cháy lá, cháy ngọn trên hoa ly

Bệnh cháy lá, cháy ngọn trên cây ly khiến năng suất hoa giảm. Do đó, nông hộ nên sớm có …
Xem Chi Tiết
Bệnh lùn sọc đen nguy hiểm như thế nào trên cây lúa, ngô?

Bệnh lùn sọc đen nguy hiểm như thế nào trên cây lúa, ngô?

Bệnh lùn sọc đen nguy hiểm như thế nào trên cây lúa, ngô? Mời nông hộ theo dõi bài viết …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

ban đêm ở trang trại nuôi tôm

Lưu ý những điều xảy ra vào ban đêm ở trang trại nuôi tôm

Để quản lý tốt và có được mùa vụ thành công thì việc lưu ý những điều xảy ra ban …
Xem Chi Tiết
Mô hình nuôi cá điêu hồng

Mô hình nuôi cá điêu hồng 3 giai đoạn cho năng suất khủng

Với năng suất thu về lên tới 31 – 32 kg/m3/vụ, mô hình nuôi cá điêu hồng 3 giai đoạn …
Xem Chi Tiết
Nuôi trồng thủy sản không thể thiếu yếu tố sắt

Nuôi trồng thủy sản không thể thiếu yếu tố sắt

Sắt là yếu tố cần thiết cho các hệ thống nuôi trồng thủy sản. Đây cũng chính là nguyên nhân …
Xem Chi Tiết
Kiểm soát bệnh trong nuôi trồng thủy sản nhờ liệu pháp Phage

Kiểm soát bệnh trong nuôi trồng thủy sản nhờ liệu pháp Phage

Với chi phí thấp, công dụng diệt khuẩn nhanh và độc tính thấp. Liệu pháp Phage có thể giúp kiểm …
Xem Chi Tiết
kiểm tra chất lượng tôm

Tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng tôm giống trước khi thả

Những dịch bệnh về tôm thường gây ra bởi virus và vi khuẩn, làm tổn hại kinh tế nghiêm trọng …
Xem Chi Tiết
Muốn nuôi tôm hiệu quả phải biết những điều sau

Muốn nuôi tôm hiệu quả phải biết những điều sau

Nuôi tôm hiệu quả không phải dễ nhưng nếu biết và làm đúng theo những quy tắc cơ bản sẽ …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Kỹ thuật chăm sóc ngan thịt

Quy trình chăm sóc ngan thịt siêu lợi nhuận bà con nên biết

Hướng dẫn chăm sóc ngan thịt cho năng suất kinh tế cao. Bà con hãy cùng nghiên cứu và áp …
Xem Chi Tiết
Quyết định nuôi gà ác, bà con nên biết những điều này

Quyết định nuôi gà ác, bà con nên biết những điều này

Nuôi gà ác mang đến hiệu quả kinh tế cao. Thế nhưng, nếu không có quy trình chăn nuôi hiệu …
Xem Chi Tiết
Lưu ý quan trọng khi làm chuồng nuôi cho ngan thịt

Lưu ý quan trọng khi làm chuồng nuôi cho ngan thịt

Làm chuồng nuôi cho ngan thịt cần đảm bảo một số yếu tố kỹ thuật. Dưới đây là lưu ý …
Xem Chi Tiết
Sát trùng bằng thuốc sát trùng

Hướng dẫn vệ sinh chuồng nuôi gia cầm đúng chuẩn an toàn sinh học

Vệ sinh chuồng nuôi gia cầm đúng chuẩn giúp đảm bảo khi chăn nuôi. Từ đó giảm thiểu bệnh tật, …
Xem Chi Tiết
Thức ăn cho gà mau lớn

Chuyên gia mách nông hộ cách chọn thức ăn cho gà mau lớn

Thức ăn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sinh trưởng của gà. Trong bài viết này, …
Xem Chi Tiết
Bật mí 6 loại thức ăn kích thích gà đẻ trứng liên tục

Bật mí 6 loại thức ăn kích thích gà đẻ trứng liên tục

Biết cách bổ sung thức ăn kích thích gà đẻ trứng liên tục sẽ tăng năng suất kinh tế. Dưới …
Xem Chi Tiết