Hội chứng giảm đẻ do Tembusu nguy hiểm như thế nào trên vịt?

Hội chứng giảm đẻ do Tembusu nguy hiểm như thế nào trên vịt?

Hội chứng giảm đẻ do Tembusu được các chuyên gia đánh giá là vô cùng nguy hiểm. Không chỉ có tỷ lệ tử vong cao, nó còn gây thiệt hại nặng về kinh tế.

Nguyên nhân gây bệnh

Hội chứng giảm đẻ do Tembusu nguy hiểm như thế nào trên vịt?

Bệnh do Tembusu virus gây ra Hội chứng giảm đẻ trên vịt do một chủng flavivirus mới gây ra, có tên là Tembusu virus. Đây là một loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và đang gây ảnh hưởng to lớn tới ngành vịt của Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.

Virus Tembusu (viết tắt TMUV) là một mầm bệnh mới xuất hiện thuộc nhóm vi rút Ntaya, họ flavirus trong chi Flavachus. Các nhà khoa học Trung quốc đã phát hiện ARN đặc hiệu của TMUV trong 63,5% mẫu từ vịt bị bệnh ở 17/3 tỉnh khác nhau của Trung quốc.

Đây là một loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. TMUV được phân lập từ mẫu bệnh phẩm của gà có tên ban đầu là virus Sitiawwan. Virus này gây viêm não và chậm lớn ở gà con. Tất cả những nghiên cứu trên vịt cho thấy. Virus này có thể đã gây bệnh cho vịt ở tất cả các giống vịt được nuôi. Những năm gần đây, tại Trung quốc đã lây lan bệnh truyền nhiễm này ở các loài gia cầm. Như vịt đẻ, vịt thịt, ngỗng và gà đẻ. Và có khả năng lây lan nhanh hơn nữa.

Gần đây, một biến thể mới của TMUV đã được phát hiện ở vịt (DTMUV), có liên quan đến hội chứng giảm đẻ trên vịt tại rất nhiều vùng của Trung Quốc. Kể từ năm 2010, virus đã lây lan nhanh chóng quanh các vùng sản xuất vịt chính ở Trung Quốc. Ảnh hưởng đến không chỉ vịt mà cả ngỗng, gà và chim sẻ.

Xem thêm: Tất tần tật về bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà bạn nên biết

Đường lây lan

  • Chủ yếu lây lan qua đường hô hấp, qua trung gian truyền bệnh là muỗi
  • Lây truyền ngang thông qua việc nuốt phải, hít phải vật bị truyền nhiễm
  • Từ vùng dịch này sang vùng dịch kia

Ảnh hưởng của hội chứng giảm đẻ do Tembusu đến vịt

Đối với vịt con

Biểu hiện rõ nhất đối với vịt con là triệu chứng về thần kinh. Đều này chính được nhận biết bằng việc vịt bị mất thăng bằng. Què quặt và tê liệt chân. Các tổn thương bệnh lý không có hoặc không nhất quán trong hầu hết các trường hợp. Nhưng các tổn thương vi mô nghiêm trọng và nhất quán được tìm thấy trong não và tủy sống. Đặc trưng bởi viêm màng não không có mủ

Độ tuổi dễ mắc từ 16 ngày, 20 ngày tuổi, 25 ngày, 32 ngày, 42 ngày tuổi. Bệnh gây ra thiệt hại lên tới 25 và 29% ở gà thịt, 50 – 85% ở vịt đang trong quá trình sinh trưởng và phát triển từ 2 – 7 tuần tuổi.

Các dấu hiệu phù hợp khác bao gồm chán ăn cấp tính, hành vi chống đối, chảy nước mũi, tiêu chảy, mất điều hòa và tê liệt. Tỷ lệ bệnh thường cao (lên tới 90% vịt con) và tỷ lệ tử vong dao động từ 5% đến 30%.

Đối với vịt trên 2 tháng tuổi

Ảnh hưởng của hội chứng giảm đẻ do Tembusu đến vịt

Các dấu hiệu phù hợp khác bao gồm chán ăn cấp tính, hành vi chống đối xã hội, chảy nước mũi, tiêu chảy, mất điều hòa và tê liệt. Tỷ lệ bệnh thường cao (lên tới 90%) và tỷ lệ tử vong dao động từ 5% đến 30%. Từ những con vịt bị ảnh hưởng, các nhà khoa học đã phân lập và xác định được virus Tembusu (TMUV) chậm phát triể. Và các dấu hiệu thần kinh hoặc tử vong ở vịt đẻ và vịt sinh sản bị nhiễm. Trong khi virus Tembusu (TMUV) là nguyên nhân gây viêm não. Và chậm phát triển ở gà thịt.

Gánh nặng kinh tế của nhiễm trùng DTMUV rất có ý nghĩa khi nhiễm trùng gây ra sự sụt giảm nghiêm trọng trong sản xuất trứng. Và giảm trọng lượng cơ thể (Su et al. , 2011 ). Ở vịt con, nhiễm DTMUV gây ra chủ yếu là bệnh thần kinh (Liu và cộng sự , 2013 ).

Đối với vịt sinh sản

Được đặc trưng bởi sự sụt giảm đáng kể lượng thức ăn thu nhận và sản xuất trứng một cách đột ngột. Khởi phát và lây lan của bệnh rất nhanh. Thực tế tất cả các dấu hiệu lâm sàng trong một đàn xảy ra trong vòng 7 – 10 ngày. Thay đổi tổng thể bệnh lý xuất hiện chủ yếu ở buồng trứng, bị thoái hóa và biểu hiện xuất huyết.

Khi virus. Tác động vào buồn trứng gây ra hội chứng rụng trứng, được đặc trưng bởi sự sụt giảm đáng kể trong việc đẻ và vịt có biểu hiện ủ rũ, chậm chạp, chậm phát triển và các dấu hiệu thần kinh hoặc tử vong ở vịt đẻ và vịt sinh sản bị nhiễm.

Cách phòng tránh

  • Cách tốt nhất cho các bệnh truyền nhiễm là sử dụng vacxin. Phải tuân thủ qui trình vắc-xin phòng bệnh đầy đủ cho đàn vịt.
  • Cho ăn thức ăn cân bằng chất dinh dưỡng, cung cấp đầy đủ vitamin.
  • Khi thời tiết thay đổi, phòng các bệnh nhiễm khuẩn bằng cách trộn kháng sinh vào thức ăn hoặc nước uống, thuốc chống stress như NOPSTRESS, HAN LYTEVIT C.
  • Khi chưa có dịch nên sát trùng chuồng trại 2 lần/tuần, nếu dịch đã xảy ra thì 2 ngày sát trùng một lần. Sát trùng trong chuồng lẫn bên ngoài chuồng. Sát trùng xe cộ, công nhân trước khi vào trại với thuốc sát trùng BIOSEPT hoặc BIO-GUARD.

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị nên khi dịch bệnh xảy ra, phải kết hợp điều trị triệu chứng và hỗ trợ sức đề kháng cho vịt.

  • Bước 1: Cho toàn đàn uống giải độc gan thận và hạ sốt: HAN PARA C, ESCENT ® L.
  • Bước 2: Tùy theo triệu chứng phụ nhiễm cho toàn đàn uống kháng sinh: BIO AMOXICOLI, GENTADOX W.S.P, NOVA FLORDOX.

Hội chứng giảm đẻ trên vịt gây hậu quả nghiêm trọng. Do đó, bạn nên có cách phòng bệnh hiệu quả, giảm thiệt hại kinh tế.

Nguồn: Thuoctrangtrai.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

[pt_view id=”adde466qv7″]

Nuôi Thủy Sản

[pt_view id=”635dd9bpaz”]

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

[pt_view id=”86781db8gd”]