Hướng dẫn trồng rau thủy canh tại nhà cực kỳ đơn giản

Hướng dẫn trồng rau thủy canh tại nhà cực kỳ đơn giản
4 phút, 12 giây để đọc.

Trồng rau thủy canh đang là cách trồng rau sạch được nhiều chị em ưa chuộng. Hình thức này đặc biệt phù hợp với những gia đình tại thành phố, nơi đến đất ở còn thiếu chứ không nói đến đất dành cho canh tác nông nghiệp.

Với cách trồng rau thủy canh khá đơn giản dưới đây mong rằng các bạn có thể tự chủ động đủ lượng rau sạch cho gia đình hàng ngày. 

Những điều cần biết về trồng rau bằng phương pháp thủy canh

Hướng dẫn trồng rau thủy canh tại nhà cực kỳ đơn giản

Trên thế giới hiện nay phương pháp trồng rau thủy canh đang tạo nên sức hấp dẫn rất lớn với nhiều bà mẹ nội trợ. Khi trồng rau với phương pháp này chúng ta không cần phải lo lắng tới độ PH của đất do có chất đệm giữ được sự ổn định của axit, cũng không cần đầu tư nhiều thiết bị bổ trợ vì nước được thông lưu liên tục.

Mô hình trồng rau thủy canh giúp cây có đủ dinh dưỡng để sinh trưởng, đồng thời có thể cách ly được sâu bệnh (các tác nhân chủ yếu tới từ đất và nước). Các loại rau ăn lá đều phù hợp để trồng thủy canh như: xà lách, họ nhà cải, rau muống…

Điều kiện cần thiết để trồng rau thủy canh

Sân thượng có mái che là nơi thích hợp nhất để trồng rau thủy canh, vì rau cần ánh sáng để quang hợp ít nhất 6-7h mỗi ngày, nhưng đồng thời cũng phải tránh được mưa vì nó có thể làm loãng dung dịch thủy canh, khiến cho rau thiếu chất dinh dưỡng thiết yếu.

Với những trưa hè nắng nóng cần tưới phun sương lên lá 2,3 lần/ ngày để rau được tươi và khỏe

Không để rau chết dễ, dung lịch không được ngập hoàn toàn rễ cây, chỉ tối đa 1/2 rễ thôi nha.

Dụng cụ cần thiết để trồng rau thủy canh tại nhà

Điều kiện trồng rau thủy canh tại nhà

Đầu tiên ta cần phải có thùng chứa, có thể dùng thùng xốp, hoặc chậu nhựa, chậu inox đều được; miễn là chứa được nước không rò rỉ, nên sâu lòng 1 chút, nông quá thiếu nước rất nguy hiểm; cứ sâu khoảng 15cm là ổn. Hoặc tìm 1 cái khay đựng rau củ, cá tôm của các chợ đầu mối ý, 1 miếng ni lông đen để lót.

Thứ hai ta cần có 1 tấm xốp, 1 ít cốc nhựa loại dùng 1 lần, 1 miếng xốp to, 1 lọ dung dịch TriMix Dt dành cho rau thủy canh.

Giá thể thì dùng hỗn hợp trấu với xơ dừa.

Một bình tưới dạng phun xương để tạo độ ẩm cho thân và lá rau mỗi khi trời mưa nắng nóng quá đà.

Các bước trồng rau thủy canh tại nhà

Bước 1:

Lót một lớp ni lông đen phủ kín đáy và thành khay nhựa, buộc dây chun; dây vải cho chắc để làm môi trường thủy canh cho rau.

Xốp ta khoét thành nhiều lỗ tròn vừa với cốc nhựa dùng 1 lần đã chuẩn bị.

Cốc nhựa đục 5-6 lỗ nhỏ để thoát nước.

Trộn hỗn hợp giá thể gồm 1/2 trấu, 1/2 xơ dừa rồi đổ vào cốc đã đục; nhớ chỉ đổ đầy 2/3 cốc thôi nhé. Sau đó ta rải hạt giống đã ngâm vào (Cách ngâm và thời gian ngâm hạt giống các loại tham khảo tại bài viết: Cách trồng rau mầm).

Ta đổ đầy nước vào chậu thủy sinh, cố gắng tính toán chính xác lượng nước cho vào; sau đó cho dung dịch TriMix Dt dành cho trồng rau thủy canh vào với tỉ lệ 1 lit nước – 1 nắp dung dịch.

Rồi ta đặt các cốc hạt giống đã thao tác vào từng ô nhỏ của miếng xốp; đặt miếng xốp lên trên khay nhựa; cố gắng đặt cân đối nếu không sau này rau lớn lên dễ bị lệch, bị đổ. Vậy là xong.

Các bước trồng rau thủy canh tại nhà

Bước 2: Chăm sóc khi trồng rau

Mô hình trồng rau thủy canh này khá là nhàn; hàng ngày bạn chỉ cần lưu ý cho rau tắm nắng từ 5-6h, tránh mưa. Hôm nào trời quá nóng thì sử dụng bình phun xương để tạo độ ẩm nuôi thân và lá rau. Sau khoảng 5 ngày sẽ có những mầm nhú rõ ràng; cốc nào không lên mầm các bạn rút cốc bỏ ra nhé.

Sau khoảng 15 ngày là ta có thể thu hoạch lô rau thủy canh rồi đấy ạ.

Lưu ý khi thu hoạch rau thủy canh ta cắt sát gốc; để lại 1 nhánh lá cuối để tạo dinh dưỡng cho lần trồng tiếp theo.

Vậy là chúng ta đã nắm rõ cách trồng rau thủy canh tại nhà rồi đúng không ạ? Chỉ cần làm 5-6 khay rau để gối đầu nhau tôi đảm bảo các bạn sẽ đủ rau sạch để ăn quanh năm.

Nguồn: vinaorganic

Tác giả: Hồng Phúc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Quản lý bệnh thường gặp trên cây ngô để tăng năng suất

Quản lý bệnh thường gặp trên cây ngô để tăng năng suất

Danh sách những bệnh thường gặp trên cây ngô dưới đây sẽ giúp nông hộ chủ động phòng bệnh. Cùng …
Xem Chi Tiết
Các loại bệnh trên cây lan: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh

Các loại bệnh trên cây lan: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh (P2)

Biết rõ các dấu hiệu bệnh trên cây lan giúp bạn có hướng xử lý đúng. Trong chuyên đề này, …
Xem Chi Tiết
Các loại bệnh trên cây lan: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh (P1)

Các loại bệnh trên cây lan: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh (P1)

Muốn chăm sóc cây lan khỏe mạnh, bạn cần nắm rõ các bệnh trên cây lan. Từ đó có biện …
Xem Chi Tiết
Bệnh rỉ sắt trên cây hoa hồng

Bệnh rỉ sắt trên cây hoa hồng và cách phòng bệnh

Bệnh rỉ sắt trên cây hoa hồng là một trong những bệnh thường gặp. Bạn cần phải phát hiện sớm …
Xem Chi Tiết
cách phòng bệnh cháy lá, cháy ngọn trên hoa ly

Mách nông hộ cách phòng bệnh cháy lá, cháy ngọn trên hoa ly

Bệnh cháy lá, cháy ngọn trên cây ly khiến năng suất hoa giảm. Do đó, nông hộ nên sớm có …
Xem Chi Tiết
Bệnh lùn sọc đen nguy hiểm như thế nào trên cây lúa, ngô?

Bệnh lùn sọc đen nguy hiểm như thế nào trên cây lúa, ngô?

Bệnh lùn sọc đen nguy hiểm như thế nào trên cây lúa, ngô? Mời nông hộ theo dõi bài viết …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Muốn nuôi tôm hiệu quả phải biết những điều sau

Muốn nuôi tôm hiệu quả phải biết những điều sau

Nuôi tôm hiệu quả không phải dễ nhưng nếu biết và làm đúng theo những quy tắc cơ bản sẽ …
Xem Chi Tiết
Sử dụng thức ăn công nghiệp để nuôi cá mú lai

Sử dụng thức ăn công nghiệp để nuôi cá mú lai

Cá mú lai là sản phẩm có giá trị kinh tế cao và luôn được thị trường tiêu thụ săn …
Xem Chi Tiết
Nuôi lươn không bùn chất lượng, hiệu quả kinh tế cao

Nuôi lươn không bùn chất lượng, hiệu quả kinh tế cao

Nuôi lươn không bùn đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều so với nuôi cá truyền thống …
Xem Chi Tiết
Nuôi tôm nước lợ áp dụng công nghệ nào để hiệu quả?

Nuôi tôm nước lợ áp dụng công nghệ nào để hiệu quả?

Sở NN-PTNT Khánh Hòa vừa có thông báo về lịch thời vụ nuôi tôm nước lợ năm 2021. Theo đó, …
Xem Chi Tiết
Phòng ngừa và điều trị bệnh ở cá ngừ nuôi lồng hiệu quả

Phòng ngừa và điều trị bệnh ở cá ngừ nuôi lồng hiệu quả

Hình thức nuôi cá lồng đem lại nhiều giá trị kinh tế cho người nuôi và có đóng góp to …
Xem Chi Tiết
Giải pháp kiểm soát bệnh sữa trên tôm hùm nuôi

Giải pháp kiểm soát bệnh sữa trên tôm hùm nuôi

Tôm hùm là đối tượng nuôi biển trọng điểm ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Tôm được nuôi …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Nhận biết bệnh nấm phổi trên gia cầm để điều trị hiệu quả

Nhận biết bệnh nấm phổi trên gia cầm để điều trị hiệu quả

Bệnh nấm phổi trên gia cầm khá phổ biến. Nếu không sớm phát hiện và điều trị sẽ gây thiệt …
Xem Chi Tiết
Bệnh tai xanh trên heo và những lưu ý quan trọng khi điều trị

Bệnh tai xanh trên heo và những lưu ý quan trọng khi điều trị

Bệnh tai xanh trên heo khiến hệ hô hấp bị ảnh hưởng nặng, tỷ lệ tử vong cao. Dưới đây …
Xem Chi Tiết
Mách nông hộ cách phòng bệnh tụ huyết trùng trên heo

Mách nông hộ cách phòng bệnh tụ huyết trùng trên heo

Bệnh tụ huyết trùng trên heo tiến triển nhanh, gây thiệt hại lớn. Do đó, nông hộ cần có biện …
Xem Chi Tiết
Chẩn đoán bệnh viêm da nổi cục

Triệu chứng bệnh viêm da nổi cục và cách phòng bệnh hiệu quả

Cùng lắng nghe các chuyên gia chia sẻ về cách nhận biết bệnh viêm da nổi cục. Đồng thời là …
Xem Chi Tiết
Nguyên nhân gây bệnh viêm da nổi cục ở trâu bò

Nguyên nhân gây bệnh viêm da nổi cục ở trâu bò

Bệnh viêm da nổi cục ở trâu bò đã và đang bùng nổ mạnh mẽ ở các tỉnh phía bắc …
Xem Chi Tiết
5 nguyên nhân gây tiêu chảy ở heo con và dấu hiệu bệnh

5 nguyên nhân gây tiêu chảy ở heo con và dấu hiệu bệnh

Bệnh tiêu chảy ở heo con do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chia sẻ của chuyên gia về 5 nguyên …
Xem Chi Tiết