Kỹ thuật chăn nuôi vịt thả đồng đơn giản nhưng cho hiệu quả cao

mô hình nuôi vịt thả đồng

Nuôi vịt bằng phương thức thả đồng là một trong những phương thức chăn nuôi phổ biến ở nước ta; đặc biệt là ở các vùng đồng bằng. Nhờ vào các điều kiện tự nhiên có sẵn mà phương thức chăn nuôi này cho thu về lãi cao, được nhiều hộ chăn nuôi yêu thích. Dưới đây một số lưu ý khi chăn nuôi vịt thả đồng.

Kỹ thuật chăn chăn nuôi vịt thả đồng

chăn nuôi vịt thả đồng

Sau giai đoạn úm và tập ăn lúa, vịt được chăn thả suốt ngày trên đồng; nếu quá xa chuồng và khi thời tiết thuận lợi có thể giữ vịt qua đêm ở những cánh đồng đang thời kỳ thu hoạch. Cần chọn đồng trước khi lùa vịt tới chăn và để vịt tự do tìm thức ăn trong những nơi có nhiều thức ăn.

Hàng ngày nên thả vịt vào sáng sớm để vịt có thể tận dụng lúc trời mát tìm kiếm thức ăn được nhiều hơn. Khi nắng nóng, cần lùa vịt vào những nơi có bóng mát và nước uống đầy đủ để vịt nghỉ ngơi. Chiều mát lùa vịt đi ăn, đến gần tối để vịt ăn thật no; sau từ từ lùa vịt về chỗ nghỉ đêm. Khi vịt đã lớn, nếu thời tiết tốt và có trăng sáng; có thể cho vịt vào ruộng để kiếm ăn tự do; nhằm thúc đẩy sự sinh trưởng nhanh chóng.

Hàng ngày cần quan sát kỹ và kiểm tra sức khỏe đàn vịt. Những giống vịt khác nhau khi nuôi chăn thả có tuổi giết mổ khác nhau; nên cũng phải áp dụng kỹ thuật nuôi cho hợp lý. Nếu nuôi dưỡng chăm sóc không thích hợp sẽ làm cho vịt chậm lớn; thời gian nuôi kéo dài, chất lượng kém, hiệu quả kinh tế thấp.

Mùa vụ chăn nuôi vịt thả đồng

Mùa vụ chăn nuôi vịt thả đồng

Chăn nuôi vị thả đồng là phương thức được áp dụng rộng rãi ở những vùng trồng lúa; tập trung nhiều nhất vào cuối các vụ lúa sắp thu hoạch và suốt sau giai đoạn tiếp theo sau thu hoạch.

Ở miền Bắc, vịt được thả nuôi vào 2 vụ chính là:

  • Vịt vụ chiêm: Vào tháng 5 khi ấp nở rộ nhưng phiên chính để gột vịt vào lúc lúa trổ bông đều. Một số ruộng cấy sớm đã có lúa chín vào cuối tháng này. Và vào đầu tháng 6, vịt gột đã gần 1 tháng; biết ăn thóc trùng với vụ gặt, có thể thả vịt ra đồng chăn.
  • Vịt vụ mùa: Ấp chính vụ, gột vịt con lúc lúa trổ bông vào tháng 10 và đầu tháng 11; vịt gột đã gần 1 tháng biết ăn thóc trùng với vụ gặt, có thể thả vịt ra đồng chăn.

Ở miền Nam:

  • Thả vịt vụ mùa cấy vào tháng 5: Ấp rộ cung ứng vịt con để gột. Cuối tháng 5 và cuối tháng 6 vào vụ cày bừa trên cánh đồng có rất nhiều tôm tép, cua ốc, vịt gột đã gần 1 tháng nên có thể cho vịt ra đồng ruộng chăn, cho ăn thêm thóc. Tháng 7, tiếp tục thả vịt ở đồng chưa cấy.
  • Vịt vụ mùa gặt: Ấp rộ cung ứng vịt con để gột lúa trổ bông vào tháng 10 và tháng 11, vịt đã gột xong; lúc bắt đầu gặt rộ nên có thể thả chăn đồng.

Ưu điểm

Đây là hình thức nuôi với mục đích có thể tận dụng thức ăn và lúa rơi vãi sau thu hoạch trên đồng. Ngoài ra còn bổ sung chất hữu cơ cho đồng ruộng và tiêu diệt các loại côn trùng trên đồng ruộng trước, trong và sau thu hoạch. Hầu hết thời gian trong ngày vịt được chăn thả và có thể tự kiếm ăn trên đồng ruộng; tiết kiệm được lao động nên biện pháp này có thể áp dụng trên cánh đồng mẫu lớn với quy mô đàn lớn; Đồng thời áp dụng cho các hộ có diện tích đồng nhỏ; ít vốn khai thác với số lượng vịt nuôi ít, phù hợp với điều kiện nông hộ.

Trên đây là kỹ thuật chăn nuôi vịt thả đồng đơn giản nhưng cho hiệu quả cao. Chúc bà con áp dụng thành công vào mô hình chăn nuôi của mình.

Nguồn: tapchigiacam.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

[pt_view id=”adde466qv7″]

Nuôi Thủy Sản

[pt_view id=”635dd9bpaz”]

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

[pt_view id=”86781db8gd”]