Vú sữa là loại trái cây được nhiều người yêu thích bởi vị béo nhẹ, ngọt thanh. Giống cây ăn quả này được trồng chủ yếu ở các tỉnh phía nam. Để thu về năng suất cao, bà con cần phải đầu tư, chăm sóc cây một cách khoa học. Dưới đây là hướng dẫn kỹ thuật trồng vú sữa sao cho quả to, bóng, hạn chế sâu bệnh.
Nhân giống vú sữa
Nhân giống vú sữa bằng phương pháp chiết cành: Chọn các cây cho năng suất cao và độ tuồi từ 6 – 10 năm tuổi. Trên cây chọn các cành bánh tẻ khỏe mạnh không sâu bệnh có độ tuổi từ 12 – 14 tháng tuổi; cành nằm ngang, da vừa hóa gỗ không mang cành vượt chọn làm cành chiết; hoặc có thể dùng phương pháp ghép.
Thời vụ trồng
Vú sữa có thể trồng quanh năm, nhưng nên trồng vào mùa mưa để hạn chế phải tưới nước.
Đất trồng
Đất thích hợp nhất để trồng cây vú sữa chính là loại đất phù sa được bồi bên sông đó; đây là loại đất thịt nhẹ và ít chua nên khả năng cao sẽ tránh cho cây tình trạng bị ngập úng; đồng thời cũng sẽ khiến cây phát triển tốt hơn vào mùa mưa. Cây vú sữa sinh trưởng tốt nhất vào nhiệt độ 22-34 độ.
Lưu ý khi trồng cây: do rễ cây vú sữa ăn nông nên nhiệt độ của đất cao sẽ ảnh hưởng đến bộ rễ. Do vậy cần phải tủ gốc cho cây lằng rơm rạ, lá mục…để giữ ẫm cho đất. Khi tủ gốc cần tủ cách gốc 30 – 50cm và cần chống để tránh mưa bão làm đổ cây.
Chăm sóc cây
Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín.
Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.
Trong các năm mới trồng cần tỉa bớt các cành át gốc chỉ để lại các cành phân bố trên cao và các cành phân bố đều cho các hướng, để sau này tạo được tán cây tròn và khống chế chiều cao không để cây vược quá 5m.
Sau khi thu hoạch xong chúng ta cũng nên tỉa bỏ những cành yếu, để kích thích cây ra chồi mới. Đối với vường cây cho trái lâu năm trên 20 tuổi cây quá cao có thể tiến hành đốn trẻ hóa cho cây. Kỹ thuật trẻ hóa cần tiến hành trong 2 – 3 năm liên tiếp và từng phần từng năm để có thể vẫn cho thu họach. Các cành mới có khả năng cho quả sau 15 – 18 tháng.
Các loại bệnh
Bệnh thán thư gây thối quả: Bệnh gây những đốm đen trên trái sau đó lan dần ra có thể làm thối quả hoặc làm chai thịt quả.
Bệnh thối quả do thu họach, vận chuyển không đúng kỹ thuật tạo xây xát.
Bệnh bồ hóng: Bệnh gây các đám muội đen bám trên lá, thân, quả. Thường bệnh này hay đi kèm theo rệp sáp làm ảnh hưởng đến quang hợp của cây cũng như chất lượng quả.
Trên đây là hướng dẫn kỹ thuật trồng vú sữa sao cho quả to, bóng, hạn chế sâu bệnh. Chúc bà con áp dụng thành công vào mô hình trồng trọt của mình.
Nguồn: agriviet.com