Nuôi trồng thủy sản là hướng đi khá ổn định, là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn ở nước ta cũng như nhiều quốc gia đang phát triển khác. Vậy loài cá nào đang là xu hướng nuôi trồng? Cá nước mặn hay nước ngọt?
Tình hình chung
Về cơ bản có thể chia nuôi trồng thủy sản ra thành ba nhóm cá chính. Loại một bao gồm cá Hồi, cá Chẽm và Tráp biển. Đây là những loài nuôi tuyệt vời nhưng lại có sự ràng buộc về tăng trưởng; đặc biệt là hạn chế về giấy phép nuôi. Chúng là loài nuôi chính ở các quốc gia phương Tây; và phải đối mặt với các quy định nghiêm ngặt về môi trường cho đến khi hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn cùng vèo nuôi ngoài khơi ra đời. Đây là lĩnh vực đã lâu đời nên mức tăng trưởng chỉ từ 1 – 5% mỗi năm là tối đa.
Nhóm thứ hai bao gồm phần lớn là nhóm cá chép và cũng như nhóm cá hồi. Ngành sản xuất cá chép đang giảm dần, đặc biệt là ở Trung Quốc; tăng trưởng từ 5 – 8%/năm chỉ còn 2 – 3%. Tốc độ tăng trưởng của cá chép ở Ấn Độ tương đối tốt; xung quanh mốc 5% nhưng vẫn được xem là một thị trường nhỏ so với Trung Quốc.
Nhóm cuối cùng lại nhóm trái ngược hoàn toàn với hai nhóm trên; đó là những loài xuất hiện mang hai điểm chung là có tính mới và khá non nớt.
Nhóm cá nước ngọt
Hiện tại, có hai loài cá nước ngọt đáng chú ý, dù đây là những loài đã đạt mức thương mại hóa cao nhưng lại có thể sẵn sàng cho một thời kì hưng thịnh mới.
Hai loài được đề cập ở đây chính là cá rô phi và cá tra. Ban đầu chúng được nuôi với mục đích xuất khẩu, ví dụ như ở Trung Quốc nuôi cá rô phi cho thị trường Châu Âu; Việt Nam nuôi cá Tra cho thị trường Mỹ và Châu Âu. Tuy nhiên, theo thời gian mọi thứ đã thay đổi, thị trường của hai loài cá này đã giảm nhu cầu đáng kể.
Nhóm cá nước mặn
Ngày này, đánh bắt tự nhiên dần giảm đị đối với nhiều loài sinh vật biển phổ biến; những loài có hình ảnh đẹp và có giá thị trường tốt nhưng người tiêu dùng lại gặp khó khăn trong tìm nguồn cung. Mặt khác, công nghệ đang giúp việc nuôi những loài này trở nên khả thi hơn; nhờ vào sự cải tiến trong thức ăn, di truyền, công nghệ nuôi và chuỗi đông lạnh. Những tiến bộ này đến từ ngành cá hồi, tôm nước lợ,…
Đây chính là những loài tiềm năng cho một thế hệ cá thương mại mới; trong danh mục này nổi bật lên hai loài tiềm năng nhất: cá Vược sọc (Morone saxatilis) và cá vua đuôi vàng (Seriola lalandi).
Cá Vược sọc là một loài phổ biến và hiện được sản xuất nhiều ở Mexico; nổi bật là công ty Pacifico- một trang trại tiềm năng khi gần với Mỹ; có trại giống, nguồn thức ăn và vị trí tốt cùng nguồn nước dồi dào.
Seriola lalandi (cá vua đuôi vàng); đây là loài cá có giá trị rất cao và phù hợp với ẩm thực của cả Nhật Bản (dạng tươi sống) và Ý (dạng khô) hiện chúng đang lan rộng ra khắp thế giới. Đặc điểm vượt trội của sản xuất loài này là không có đối thủ cạnh tranh về khả năng cung cấp liên tục với chất lượng rất tốt và đồng đều; có thể thu hoạch bất cứ khi nào cần mà không cần bị đông lạnh và vận chuyển đến bên thứ ba. Khả năng cung cấp sản phẩm tươi hàng ngày là cách tốt nhất để phát triển một loài mới trở nên thành công; từ đó có thể thấy việc đánh bắt tự nhiên không thể cạnh tranh được.
Thông tin trên đây giúp bạn trả lời câu hỏi loài cá nào đang là xu hướng nuôi trồng. Chúc bà con áp dụng thành công vào mô hình nuôi thủy sản của mình.
Nguồn: tepbac.com