Nhiều hộ chăn nuôi làm giàu từ mô hình chăn nuôi vịt trên sàn lưới

chăn nuôi vịt trên sàn lưới
3 phút, 46 giây để đọc.

Nuôi vịt trên sàn lưới là một trong những hướng đi mới cho các hộ chăn nuôi vịt. Nhờ hiệu quả kinh tế vượt trội mà mô hình nuôi vịt trên sàn lưới mang lại, nhiều hộ chăn nuôi đã thoát nghèo, thậm chí là làm giàu nhờ mô hình chăn nuôi này. Dưới đây là một số lưu ý khi nuôi vịt trên sàn lưới.

Chuồng trại

Nhiều hộ chăn nuôi làm giàu từ mô hình chăn nuôi vịt trên sàn lưới

Chọn địa điểm làm chuồng cao ráo, độ dốc vừa phải. Khu vực làm chuồng yên tĩnh, đảm bảo vệ sinh. Chuồng phải thoáng mát sạch sẽ, khô ráo, tránh mưa tạt gió lùa. Hướng xây dựng chuồng tốt nhất là hướng đông để có thể đón ánh nắng buổi sáng và tránh ánh nắng gay gắt vào buổi chiều; thời gian chiếu sáng khoảng 3 giờ trong ngày.

Sàn nuôi vịt được chăng lưới trên hệ thống đà vững chắc cao trên 50 cm so với mặt sàn xi măng. Nền chuồng bằng xi măng có độ dốc 3% và với một hệ thống thoát nước. Trải trấu, rơm vụn bên dưới, trên mặt sàn căng lưới mềm chuyên dùng cho chăn nuôi. Dùng lưới có đường kính 1 cm. Phân lô trên chuồng phù hợp với đàn vịt.

Diện tích xung quanh được xây tường hoặc cũng có thể giăng lưới B40 khoảng ba bề, bề còn lại xây tường. Sát vách đặt các máng nước uống hơi cao so mặt sàn, vịt đứng uống mà không lội vào được.

Chọn giống

Cách chọn giống vịt

Từ các trại sản xuất đạt tiêu chuẩn, được tiêm phòng đầy đủ. Chọn những con lông bông và mịn, mắt sáng, to, lanh lợi, chân bóng mượt, nhanh nhẹn khỏe mạnh. Không chọn con bị dị tật, quá bé hoặc quá to so với trung bình của con giống như: Hở rốn, yếu, khèo chân, nặng bụng bết lông…

Nên lựa chọn vịt được 3 – 5 ngày tuổi, khi bắt đầu ăn mạnh.

Cho ăn

Khi vịt ở giai đoạn 3 – 21 ngày: Tập cho vịt ăn thêm rau xanh và quen với nước; thời gian tăng dần 5 – 10 phút, vào những lúc nắng ấm.

Hàng ngày kiểm tra lượng thức ăn dư thừa, thiếu để điều chỉnh cho hợp lý.

Luôn giữ cho chuồng úm khô ráo sạch sẽ, tránh gió lùa, nước uống phải sạch sẽ, nhiệt độ úm trong khoảng 32 – 340C.

Khẩu phần ăn của vịt, kết hợp giữa thức ăn cám công nghiệp đủ tiêu chuẩn với thức ăn từ phụ phẩm nông nghiệp như rau muống, trái cây băm nhỏ lẫn ngô cám, nên đàn vịt lớn nhanh. Lượng thức ăn khoảng 180 – 200 g/con/ngày. Từ lúc thả giống đến khi xuất chuồng trong vòng 2 tháng. Thức ăn chuyên dùng cho vịt nuôi thịt do nhà sản xuất uy tín đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng theo ngày tuổi vịt.

Cho ăn ăn 3 – 4 bữa trong ngày.

Có thể tận dụng ăn 50% thức ăn viên + 50% lúa, xác mì, cua, ốc, rau xanh… Ngoài ra, người nuôi cũng cần trộn thêm khoáng, premix, bột đậu nành trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Chăm sóc

Cách chăm sóc vịt

Nước uống phải đảm bảo có đầy đủ suốt ngày đêm, vịt không thể ăn mà không có nước uống. Ðảm bảo nước không lạnh quá dưới 120C cho vịt tuần đầu, không dưới 8 – 100C ở tuần tuổi 2, 3 nhưng cũng không quá 20 – 220C.

Trong hình thức nuôi này, chất thải tươi của vịt sẽ rơi xuống nền sàn xi măng. Vì vậy, hàng ngày cần vệ sinh sạch sẽ, gom khô như phân chim. Hàng tuần tổng vệ sinh và khử trùng 1 lần.

Hàng ngày kiểm tra sức khỏe đàn vịt bằng mắt và cảm quan vào buổi sáng. Nếu phát hiện cá thể nào đi đứng khó khăn, xõa cánh, chảy nước mắt, phân dính lông, phân trắng… cho cách ly ngay, theo dõi và xử lý.

Ðịnh kỳ bổ sung vitamin nhằm tăng cường sức đề kháng cho vịt.

Thu hoạch

Sau hai tháng nuôi, vịt có thể đạt khối lượng trung bình 2,8 – 3,5 kg/con thì có thể xuất bán. Tiến hành khử trùng chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi. Trước khi nuôi đàn kế tiếp để trống chuồng 10 – 15 ngày.

Trên đây là một số lưu ý khi nuôi vịt trên sàn lưới. Chúc bà con áp dụng thành công vào mô hình chăn nuôi của mình.

Nguồn: tapchigiacam.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Quản lý bệnh thường gặp trên cây ngô để tăng năng suất

Quản lý bệnh thường gặp trên cây ngô để tăng năng suất

Danh sách những bệnh thường gặp trên cây ngô dưới đây sẽ giúp nông hộ chủ động phòng bệnh. Cùng …
Xem Chi Tiết
Các loại bệnh trên cây lan: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh

Các loại bệnh trên cây lan: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh (P2)

Biết rõ các dấu hiệu bệnh trên cây lan giúp bạn có hướng xử lý đúng. Trong chuyên đề này, …
Xem Chi Tiết
Các loại bệnh trên cây lan: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh (P1)

Các loại bệnh trên cây lan: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh (P1)

Muốn chăm sóc cây lan khỏe mạnh, bạn cần nắm rõ các bệnh trên cây lan. Từ đó có biện …
Xem Chi Tiết
Bệnh rỉ sắt trên cây hoa hồng

Bệnh rỉ sắt trên cây hoa hồng và cách phòng bệnh

Bệnh rỉ sắt trên cây hoa hồng là một trong những bệnh thường gặp. Bạn cần phải phát hiện sớm …
Xem Chi Tiết
cách phòng bệnh cháy lá, cháy ngọn trên hoa ly

Mách nông hộ cách phòng bệnh cháy lá, cháy ngọn trên hoa ly

Bệnh cháy lá, cháy ngọn trên cây ly khiến năng suất hoa giảm. Do đó, nông hộ nên sớm có …
Xem Chi Tiết
Bệnh lùn sọc đen nguy hiểm như thế nào trên cây lúa, ngô?

Bệnh lùn sọc đen nguy hiểm như thế nào trên cây lúa, ngô?

Bệnh lùn sọc đen nguy hiểm như thế nào trên cây lúa, ngô? Mời nông hộ theo dõi bài viết …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Nuôi lươn không bùn chất lượng, hiệu quả kinh tế cao

Nuôi lươn không bùn chất lượng, hiệu quả kinh tế cao

Nuôi lươn không bùn đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều so với nuôi cá truyền thống …
Xem Chi Tiết
Nuôi tôm nước lợ áp dụng công nghệ nào để hiệu quả?

Nuôi tôm nước lợ áp dụng công nghệ nào để hiệu quả?

Sở NN-PTNT Khánh Hòa vừa có thông báo về lịch thời vụ nuôi tôm nước lợ năm 2021. Theo đó, …
Xem Chi Tiết
Phòng ngừa và điều trị bệnh ở cá ngừ nuôi lồng hiệu quả

Phòng ngừa và điều trị bệnh ở cá ngừ nuôi lồng hiệu quả

Hình thức nuôi cá lồng đem lại nhiều giá trị kinh tế cho người nuôi và có đóng góp to …
Xem Chi Tiết
Giải pháp kiểm soát bệnh sữa trên tôm hùm nuôi

Giải pháp kiểm soát bệnh sữa trên tôm hùm nuôi

Tôm hùm là đối tượng nuôi biển trọng điểm ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Tôm được nuôi …
Xem Chi Tiết
Biện pháp kiểm soát bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm

Biện pháp kiểm soát bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm

Theo khuyến cáo, nếu tôm có biểu hiện chậm lớn, bỏ ăn, lờ đờ, tấp mé và rớt đáy. Đặc …
Xem Chi Tiết
Nhận biết và phòng ngừa kịp thời bệnh nấm thủy mi trên cá

Nhận biết và phòng ngừa kịp thời bệnh nấm thủy mi trên cá

So với các loài vật nuôi khác, cá là loài khó nuôi và chăm sóc hơn rất nhiều. Bởi khi …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Kiểm soát bệnh cầu trùng ở gà

Mẹo nhỏ giúp kiểm soát bệnh cầu trùng hiệu quả cho gà

Kiểm soát bệnh cầu trùng trên gà hiệu quả bằng những cách dưới đây. Đảm bảo nông hộ sẽ tăng …
Xem Chi Tiết
Mách nông hộ phương pháp phòng bệnh gà cắn mổ lông nhau

Mách nông hộ phương pháp phòng bệnh gà cắn mổ lông nhau

Điều trị bệnh gà cắn mổ lông nhau không khó. Quan trọng nhất là nông hộ cần phát hiện bệnh …
Xem Chi Tiết
bệnh lở mồm long móng

Biện pháp phòng và điều trị bệnh lở mồm long móng hiệu quả

Các chuyên gia cho biết, điều trị bệnh lở mồm long móng chỉ có thể chữa triệu chứng. Do đó, …
Xem Chi Tiết
Dấu hiệu bệnh lở mồm long móng điển hình ở lợn

Dấu hiệu bệnh lở mồm long móng điển hình ở lợn

Bệnh lở mồm long móng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh, gây hiệu quả nghiêm trọng về …
Xem Chi Tiết
Những điều nông hộ cần biết trước khi nuôi gà thả vườn (P2)

Những điều nông hộ cần biết trước khi nuôi gà thả vườn (P2)

Những điều nông hộ cần biết trước khi nuôi gà thả vườn (P2) tiếp tục với những lưu ý quan …
Xem Chi Tiết
Dụng cụ chăn nuôi gà thả vườn

Những điều nông hộ cần biết trước khi nuôi gà thả vườn (P1)

Trước khi nuôi gà thả vườn, bạn nên tìm hiểu các yếu tố kỹ thuật chuồng nuôi. Đồng thời là …
Xem Chi Tiết