Nhiều doanh nhân Việt tại trời Âu đi lên từ nông sản Việt Nam

Những dự định phát triển trong năm 2021 của nhiều doanh nhân

Nói đến người Việt ở nước ngoài thì chúng ta đều thấy mặt bằng chung hầu như mọi người đều rất tài giỏi. Họ đầu là những người thành công và đóng góp không nhỏ về cho đất nước. Gần đây nhất chúng ta cũng thấy bão lũ miền Trung gây ảnh hưởng nặng lên. Ngoài sự ủng hộ trong nước thì các mạnh thường quân nước ngoài cũng đoàn kết chung tay ủng hộ cho đất nước. Về phát triển kinh tế Việt kiều cũng đóng góp một phần không nhỏ khi là những người mang sản phẩm Việt ra khắp thế giới. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách doanh nhân Việt tại trời Âu đi lên từ nông sản Việt Nam như thế nào nhé.

Chia sẻ của doanh nhân Việt tại nước ngoài.

Tại Hà Lan, một doanh nhân (36 tuổi) người Việt lập công ty nhập khẩu nông sản mới được 4 năm. Nhưng năm 2020 đã nhập khẩu từ Việt Nam 4 triệu Euro hàng nông sản. Anh Phạm Văn Hiển ra nước ngoài lần đầu năm 18 tuổi. Tới Pháp học đại học với một học bổng bán phần. Tốt nghiệp ngành thương mại quản lý, Hiển không về Việt Nam, mà làm việc cho một công ty Pháp, sau đó sang Hà Lan làm việc cho một công ty xuất nhập khẩu thực phẩm Á châu. Kinh nghiệm gần 10 năm khiến anh Hiển đưa đến quyết định mở công ty riêng vào năm 2016.

Nhiều doanh nhân Việt tại trời Âu đi lên từ nông sản Việt Nam

“Đầu tiên là mình nhập tất cả các mặt hàng, một số mặt hàng của Việt Nam, đặc trưng của Việt Nam. Đến năm thứ hai, năm 2017, mình phát triển sang các sản phẩm của Thái Lan và năm 2018 là sản phẩm của Hàn Quốc. Hiện tại, số lượng container của mình là 250 – 280 một năm, di động theo các năm. Năm vừa qua, công ty nhập khẩu hàng Việt Nam là khoảng 4 triệu Euro”. Anh Phạm Văn Hiển, Giám đốc công ty LTP Import Export B.V. (Hà Lan), cho biết.

Nông sản Châu Á còn rất nhiều tiềm năng tại Châu Âu

Các nước Tây Âu vẫn có từ hàng chục năm nay các chủ lớn. Đa số là các gia đình Hoa kiều, nhập khẩu nông sản châu Á sang phân phối cho các nhà hàng và siêu thị. Cạnh tranh không dễ với một công ty non trẻ. Vì vậy phải có ý tưởng mới lạ độc đáo thì mới có thể chen chân vào thị trường này. “Công ty của mình thế mạnh là hàng Việt Nam. Mình nhập khẩu các nông sản và đặc sản vùng miền của Việt Nam. Hiện tại, mình đang phân phối cho 23 nước tại châu Âu. Các khách hàng của mình là khách hàng người Á châu và mình có 10% khách hàng là người Tây Âu. Các đại siêu thị của Pháp”, anh Phạm Văn Hiển cho biết thêm.

Cách đây 2 năm, công ty tạo ra thương hiệu Hai con gấu trúc. Và bắt đầu nhập khẩu gạo ST5, ST20 của Việt nam với thương hiệu riêng. Sau đó dần mở ra các nông sản khác của Việt nam.

Những dự định phát triển trong năm 2021 của nhiều doanh nhân

“Dự định 2021 của công ty là nhờ vào Hiệp định Thương mại tự do. Công ty sẽ tăng gấp rưỡi nhập cảng các sản phẩm từ Việt Nam. Các nông sản và các đặc sản vùng miền, ví dụ như dừa Bến Tre. Hoặc là các sản phẩm mới của miền Bắc như vải thiều Bắc Giang”, anh Phạm Văn Hiển chia sẻ.

Những dự định phát triển trong năm 2021 của nhiều doanh nhân

Hiện anh Phạm Văn Hiển nhập vào châu Âu khoảng 100 dòng nông sản Việt Nam mang thương hiệu riêng của công ty. Hiệp định Thương mại tự do đang tạo ra nhiều cơ hội mới. Công ty dự kiến trong năm tới sẽ nhập khẩu khoảng 350 container nông sản Việt Nam. Cả nông sản từ Thái Lan và Hàn Quốc. Mục tiêu trong trong 2 năm tới đưa doanh số nhập khẩu nông sản châu Á vào châu Âu lên 15 triệu Euro/năm.

Trích dẫn từ Vtv.vn
Phan Nhan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

[pt_view id=”adde466qv7″]

Nuôi Thủy Sản

[pt_view id=”635dd9bpaz”]

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

[pt_view id=”86781db8gd”]