Nuôi dế mèn – Xu hướng chăn nuôi mới, ít vốn, hiệu quả kinh tế cao

Nuôi dế mèn
4 phút, 0 giây để đọc.

Nuôi dế mèn là một trong những mô hình chăn nuôi mới, được nhiều hộ chăn nuôi áp dụng và đặc biệt là mang lại hiệu quả kinh tế cao mà không cần nhiều vốn. Dưới đây là kỹ thuật chăn nuôi dến mèn hiệu quả.

Chuồng nuôi

Nuôi dế mèn - Xu hướng chăn nuôi mới, ít vốn, hiệu quả kinh tế cao

Tùy theo phương tiện và điều kiện nuôi mà bố trí số lượng nuôi hợp lý. Có 3 loại chuồng nuôi dế mèn phổ biến:

  • Thùng xốp: Nuôi dế con 1 – 15 ngày tuổi, dùng băng dính dán một đường rộng ở xung quanh mép trên; mặt bên trong để chúng không leo ra ngoài. Sau 15 ngày tuổi phải chuyển sang thùng khác.
  • Thùng carton: Thùng có kích thước khoảng 60 x 60 cm đã có thể nuôi khoảng 1 – 2 kg dế. Thùng carton hút ẩm tốt, khô thoáng, không mùi, có thể nuôi vài ba lứa mới phải thay thùng.
  • Thùng gỗ: Các thùng phải có nắp đậy để dế không bay nhảy ra ngoài; đồng thời không cho động vật gây hại tấn công. Có thể nuôi dế quy mô rộng lớn; có nhiều kích thước thùng khác nhau. Thùng gỗ kích thước 0,6 x 1,2 m có thể nuôi được khoảng 20.000 con dế con cỡ 1 – 10 ngày tuổi; và nuôi được khoảng 5 kg dế thịt thương phẩm. Thùng gỗ kích thước 1,2 x 1,2 m có thể nuôi được khoảng 40.000 con dế con cỡ 1 – 10 ngày tuổi; và nuôi được khoảng 10 kg dế thịt thương phẩm.

Thức ăn

Có thể tận dụng được nhiều loại thực vật như cỏ, lá rau các loại, lá khoai lang, lá mì, lá đu đủ, rau muống, dưa hấu, dưa leo… Tất cả các rau, cỏ cho dế ăn đều phải rửa sạch, không có thuốc bảo vệ thực vật; đảm bảo vệ sinh cho dế. Dế rất mẫn cảm với mùi lạ; nên nguồn thức ăn phải tươi ngon, sạch sẽ, không nhiễm độc, không ôi thiu, ẩm mốc. Dế có sức ăn khá tốt. Nếu cho ăn theo bữa thì cần phải đúng lúc, đúng bữa và đủ số bữa.

  • Thức ăn tinh: Cám cho dế ăn phải được nghiền mịn, nhuyễn. Nếu phối trộn nhiều nguyên liệu khác nhau; phải trộn thật đều để đảm bảo tính đồng đều, chất lượng và dinh dưỡng.
  • Thức ăn xanh: Rau cỏ đem búi thành từng bó nhỏ, mỗi bó khoảng 50 – 70 g để khi ăn; dế không làm cỏ bị vương ra lung tung trong thùng. Với mỗi thùng, một lần cho ăn 1 – 2 bó cỏ. Nếu chúng ăn hết rồi thì mới thêm vào để rau cỏ không bị héo, úa vàng.
  • Thức ăn củ quả: Đây chỉ là nguồn thức ăn bổ sung, cần cắt nhỏ củ quả, không để nguyên quả.

Chăm sóc

Giai đoạn mới nở đến 15 ngày tuổi: Từ 2 khay trứng thì dế nở được khoảng 2.000 con; Xếp 1 – 2 cái rế đặt trong thùng để dế có chỗ đậu, leo trèo, trú ẩn. Trong chậu đặt 2 – 3 khay thức ăn loại nhỏ. Cho dế uống nước bằng cách phun nước vào búi cỏ hoặc lá rau để dế ăn hoặc dùng miếng vải tẩm nước cho dế hút nước.

Hướng dẫn cách chăm sóc dế mèn

Giai đoạn dế 15 – 45 ngày tuổi: Lúc này, có thể đặt khay nước vào cho dế uống vì dế đã lớn, không lo chết đuối. Thường thì nên đặt 1 khay nước và 2 khay thức ăn cho dế. Và nhớ cho thêm rế để dế đậu. Hàng ngày thay khay nước cho dế 1 lần và 2 ngày thì thay khay thức ăn. Định kỳ vệ sinh chuồng nuôi 5 – 7 ngày/lần

Vệ sinh phòng bệnh

Cần thực hiện theo phương châm 3 sạch: Ở sạch, ăn sạch, uống sạch, nhất là khi thay đổi môi trường sống hay thời tiết thì càng cần phải chú ý vệ sinh và chăm nuôi cho tốt để tăng cường sức đề kháng và chống căng thẳng cho dế. Dế ưa sạch sẽ, sống trong điều kiện khô ráo, thoáng mát, do đó cần đảm bảo chuồng và thùng nuôi sạch sẽ.

Đến giai đoạn trưởng thành, nên giãn cách mật độ nuôi trong thùng bằng cách xếp các lớp rế bên trong cho chúng leo trèo, nhảy nhót, tạo độ thông thoáng. Không xịt trực tiếp các loại thuốc xịt muỗi, thuốc xịt côn trùng vào khu vực nuôi dế. Không để kiến, gián xâm nhập và ăn tranh thức ăn của dế.

Trên đây là kỹ thuật chăn nuôi dến mèn đơn giản, mang lại hiệu quả cao. Chúc bà con áp dụng thành công vào mô hình chăn nuôi của mình.

Nguồn: tapchigiacam.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Quản lý bệnh thường gặp trên cây ngô để tăng năng suất

Quản lý bệnh thường gặp trên cây ngô để tăng năng suất

Danh sách những bệnh thường gặp trên cây ngô dưới đây sẽ giúp nông hộ chủ động phòng bệnh. Cùng …
Xem Chi Tiết
Các loại bệnh trên cây lan: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh

Các loại bệnh trên cây lan: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh (P2)

Biết rõ các dấu hiệu bệnh trên cây lan giúp bạn có hướng xử lý đúng. Trong chuyên đề này, …
Xem Chi Tiết
Các loại bệnh trên cây lan: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh (P1)

Các loại bệnh trên cây lan: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh (P1)

Muốn chăm sóc cây lan khỏe mạnh, bạn cần nắm rõ các bệnh trên cây lan. Từ đó có biện …
Xem Chi Tiết
Bệnh rỉ sắt trên cây hoa hồng

Bệnh rỉ sắt trên cây hoa hồng và cách phòng bệnh

Bệnh rỉ sắt trên cây hoa hồng là một trong những bệnh thường gặp. Bạn cần phải phát hiện sớm …
Xem Chi Tiết
cách phòng bệnh cháy lá, cháy ngọn trên hoa ly

Mách nông hộ cách phòng bệnh cháy lá, cháy ngọn trên hoa ly

Bệnh cháy lá, cháy ngọn trên cây ly khiến năng suất hoa giảm. Do đó, nông hộ nên sớm có …
Xem Chi Tiết
Bệnh lùn sọc đen nguy hiểm như thế nào trên cây lúa, ngô?

Bệnh lùn sọc đen nguy hiểm như thế nào trên cây lúa, ngô?

Bệnh lùn sọc đen nguy hiểm như thế nào trên cây lúa, ngô? Mời nông hộ theo dõi bài viết …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Nuôi lươn không bùn chất lượng, hiệu quả kinh tế cao

Nuôi lươn không bùn chất lượng, hiệu quả kinh tế cao

Nuôi lươn không bùn đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều so với nuôi cá truyền thống …
Xem Chi Tiết
Nuôi tôm nước lợ áp dụng công nghệ nào để hiệu quả?

Nuôi tôm nước lợ áp dụng công nghệ nào để hiệu quả?

Sở NN-PTNT Khánh Hòa vừa có thông báo về lịch thời vụ nuôi tôm nước lợ năm 2021. Theo đó, …
Xem Chi Tiết
Phòng ngừa và điều trị bệnh ở cá ngừ nuôi lồng hiệu quả

Phòng ngừa và điều trị bệnh ở cá ngừ nuôi lồng hiệu quả

Hình thức nuôi cá lồng đem lại nhiều giá trị kinh tế cho người nuôi và có đóng góp to …
Xem Chi Tiết
Giải pháp kiểm soát bệnh sữa trên tôm hùm nuôi

Giải pháp kiểm soát bệnh sữa trên tôm hùm nuôi

Tôm hùm là đối tượng nuôi biển trọng điểm ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Tôm được nuôi …
Xem Chi Tiết
Biện pháp kiểm soát bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm

Biện pháp kiểm soát bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm

Theo khuyến cáo, nếu tôm có biểu hiện chậm lớn, bỏ ăn, lờ đờ, tấp mé và rớt đáy. Đặc …
Xem Chi Tiết
Nhận biết và phòng ngừa kịp thời bệnh nấm thủy mi trên cá

Nhận biết và phòng ngừa kịp thời bệnh nấm thủy mi trên cá

So với các loài vật nuôi khác, cá là loài khó nuôi và chăm sóc hơn rất nhiều. Bởi khi …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Kiểm soát bệnh cầu trùng ở gà

Mẹo nhỏ giúp kiểm soát bệnh cầu trùng hiệu quả cho gà

Kiểm soát bệnh cầu trùng trên gà hiệu quả bằng những cách dưới đây. Đảm bảo nông hộ sẽ tăng …
Xem Chi Tiết
Mách nông hộ phương pháp phòng bệnh gà cắn mổ lông nhau

Mách nông hộ phương pháp phòng bệnh gà cắn mổ lông nhau

Điều trị bệnh gà cắn mổ lông nhau không khó. Quan trọng nhất là nông hộ cần phát hiện bệnh …
Xem Chi Tiết
bệnh lở mồm long móng

Biện pháp phòng và điều trị bệnh lở mồm long móng hiệu quả

Các chuyên gia cho biết, điều trị bệnh lở mồm long móng chỉ có thể chữa triệu chứng. Do đó, …
Xem Chi Tiết
Dấu hiệu bệnh lở mồm long móng điển hình ở lợn

Dấu hiệu bệnh lở mồm long móng điển hình ở lợn

Bệnh lở mồm long móng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh, gây hiệu quả nghiêm trọng về …
Xem Chi Tiết
Những điều nông hộ cần biết trước khi nuôi gà thả vườn (P2)

Những điều nông hộ cần biết trước khi nuôi gà thả vườn (P2)

Những điều nông hộ cần biết trước khi nuôi gà thả vườn (P2) tiếp tục với những lưu ý quan …
Xem Chi Tiết
Dụng cụ chăn nuôi gà thả vườn

Những điều nông hộ cần biết trước khi nuôi gà thả vườn (P1)

Trước khi nuôi gà thả vườn, bạn nên tìm hiểu các yếu tố kỹ thuật chuồng nuôi. Đồng thời là …
Xem Chi Tiết