Nuôi và chăm sóc tôm sú sao cho khoa học, hạn chế bệnh trên tôm

Nuôi và chăm sóc tôm sú sao cho khoa học, hạn chế bệnh trên tôm

Tôm sú có sức tăng trưởng nhanh nhất trong số các loài tôm biển được nuôi trên thế giới. Nó có ưu điểm là có sức chịu đựng cao đối với điều kiện khắc nghiệt của môi trường. Ngày nay, tôm sú được nuôi ở nhiều tỉnh thành trên nước ta. Dưới đây là hướng dẫn cách nuôi tôm sú sao cho khoa học, hạn chế bệnh trên tôm.

Xây dựng ao nuôi tôm

Nuôi và chăm sóc tôm sú sao cho khoa học, hạn chế bệnh trên tôm

Ao có thể là hình vuông hay hình chữ nhật; ao phải có diện tích vừa phải để dễ quản lý và chăm sóc. Thông thường ao nuôi có diện tích từ 0,2 – 0,5 ha. Xây dựng ao tại những vùng có nguồn nước mặn từ 0,5 – 3,5 % và có PH đất trên 5. Chất đất nên có độ kết dính tốt, ít xác bã hữu cơ, giữ được nước.

Chọn giống

Tôm giống khoẻ có màu sắc trong sáng, không thương tích, đều cỡ, nhanh nhẹn. Kích cỡ nhỏ nhất trên 1,2cm, tôm thon, dài, đuôi xoè hình quạt khi bơi và râu khép hình chữ V. Có thể đánh giá sức khoẻ tôm bằng cách dùng nước cho tôm vào, quay tròn nước, tôm khoẻ sẽ bám vào thành thau, lội ngược dòng; tôm yếu sẽ bị gom vào giữa thau, khi gõ nhẹ vào thành thau; tôm khoẻ sẽ phản ứng búng nhảy nhanh.

Vận chuyển và thả giống

Trong quá trình vận chuyển nên dùng chất kích thích TĐK – 100 để tăng sức đề kháng cho tôm. Khi về đến trại nuôi nên thuần khoảng 2 giờ bằng TĐK – 100 giúp cho tôm khoẻ lại để khi thả sẽ giảm được tình trạng sốc do môi trường thay đổi. Sau đó ngâm toàn bộ bao giống xuống ao khoảng 10-15 phút; cho nhiệt độ giữa nước trong bao và dưới ao cân bằng nhau, mở bao cho nước vào, để yên từ 3-5 phút cho tôm quen dần với môi trường mới rồi thả tôm từ từ ra.

Trong khi thả tôm tránh làm đục nước ao, vì nước ao bị đục các chất lơ lửng sẽ bám vào mang tôm dẫn đến tôm hô hấp khó rồi chết.

Vận chuyển và thả giống

Quản lý chất lượng nước

Nước trong ao phải được kiểm tra, quản lý để tạo điều kiện tốt nhất cho tôm phát triển. Các chỉ tiêu chất lượng như sau:

Nhiệt độ, độ mặn

Nhiệt độ thích nghi cho tôm sú là khoảng 18-350C, nhiệt độ thích hợp 28-300C. Tôm sú có khả năng thích nghi rộng với độ mặn 0 – 4,5%, độ mặn thích hợp nhất là 1 – 2%

Độ kiềm và PH

Độ kiềm giữ vai trò làm hệ đệm giúp giữ cho PH được ổn định và duy trì tốt sự phát triển của vi sinh vật phù du kể cả tôm. Độ kiềm thich hợp từ 80 – 120 mg. Độ PH thích hợp cho nuôi tôm sú từ 7 – 9, tốt nhất từ 7,5 – 8,5, những vùng đất khác nhau độ PH thích hợp cho tôm sinh trưởng cũng khác nhau.

Chỉ số DO

Quản lý chất lượng nước

Hàm lượng Oxy hoà tan trong nước thích hợp là 5 ppm; hàm lượng Oxy không được dưới 3 ppm. Do đó người nuôi phải tìm cách tăng hàm lượng Oxy bằng cách dùng máy sục khí.

Các độc chất (NH3, H2S, NO2, kim loại nặng….)

Các độc chất này phát sinh trong quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ dư thừa ( thức ăn thừa, phân tôm…); các độc chất từ nền đáy hay từ nguồn nứơc cấp. Do đó trong quá trình nuôi ta nên sử dụng các phế phẩm vi sinh ( Envi Bacillus hay Aro Zyme) định kỳ 7 – 10 ngày / lần. Các chất hấp thụ độc tố như: Zeolite dạng hạt, Zeolite dạng bột…, lúc chuẩn bị ao nên sử dụng Zeolite và Thio để phân huỷ độc tố còn lưu ở nền đáy ao.

Trên đây là hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm sú sao cho khoa học, hạn chế bệnh trên tôm. Chúc bà con áp dụng thành công vào mô hình nuôi thủy sản của mình.

Nguồn: agriviet.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

[pt_view id=”adde466qv7″]

Nuôi Thủy Sản

[pt_view id=”635dd9bpaz”]

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

[pt_view id=”86781db8gd”]