Phát triển theo chuỗi bền vững đa dạng phương thức kinh doanh nông sản 

kinh doanh nông sản 

Hình thành và phát triển đa dạng các phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản theo chuỗi bền vững có ứng dụng thương mại điện tử và truy xuất nguồn gốc, phù hợp với điều kiện tự nhiên, trình độ, đặc điểm của sản xuất nông nghiệp và yêu cầu của thị trường (trong nước và quốc tế). Đây được xem là nhiệm vụ quan trọng và xuyên suốt trong quá trình phải triển kinh tế thị trường nông sản. Từ đỏ mở ra hướng đi mới cho ngành này cũng như đóng góp phần lớn vào nền kinh tế đất nước. 

Mục tiêu chung của Đề án Đổi Mới

Có thể nói mục tiêu chung của Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021 – 2025 định hướng đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Với đề án mới lần này hy vọng sẽ giúp ngành nông sản Việt Nam có hướng phát triển mạnh trên thị trường nông sản thế giới.  Mục tiêu cụ thể của Đề án là tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo quy mô lớn, đúng quy hoạch và yêu cầu của thị trường, trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ, truy xuất nguồn gốc nông sản; gắn với đó là tổ chức thương mại trong nước, ngoài nước theo hướng hiện đại.

Phát triển theo chuỗi bền vững đa dạng phương thức kinh doanh nông sản 

Củng cố và phát triển mô hình hợp tác xã thương mại và dịch vụ vô cùng quan trọng. Như là một trung gian cần thiết giữa người nuôi; trồng với các doanh nghiệp sản xuất; chế biến, phân phối và ngân hàng. Để tổ chức cung ứng đầu vào và tiêu thụ đầu ra cho nông dân. Xây dựng cơ chế ràng buộc, gắn kết giữa các chủ thể chính trong kênh tiêu thụ nông sản; thiết kế các chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích các chủ thể liên kết hữu cơ với nhau. Từ khâu cung ứng vật tư, sản xuất, đến tiêu thụ sản phẩm nông sản.

Nhiệm vụ của Đề án

Nhiệm vụ đầu tiên là đẩy mạnh truyền thông. Nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân về đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản. Bên cạnh đó, tăng cường quản lý chặt chẽ quy trình sản xuất an toàn và kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi bán ra thị trường, bảo đảm nông sản được tiêu thụ trong chuỗi đáp ứng tiêu chuẩn không chỉ trong nước mà theo tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu trong ngắn hạn và dài hạn làm cơ sở để định hướng sản xuất nông sản theo yêu cầu của thị trường.

Nhiệm vụ mới của đề án

Hiện đại hóa công tác sản xuất, kinh doanh, chú trọng hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá nông sản; xây dựng thương hiệu nông sản, từng bước mở rộng thị trường trong nước và quốc tế; hạn chế việc lệ thuộc vào một số thị trường giảm rủi ro, nâng cao giá trị nông sản; nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ phù hợp với điều kiện cụ thể. Để áp dụng những mô hình mới đã thành công của từng khu vực.

Tùy theo quy mô, điều kiện, khả năng của doanh nghiệp để vận dụng các kênh liên kết tiêu thụ nông sản. Theo cấu trúc phù hợp với ngành nghề cũng như kinh tế thị trường nông sản Việt Nam. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển kênh hợp nhất.

Trích dẫn từ Vietstock.vn
Phan Nhan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

[pt_view id=”adde466qv7″]

Nuôi Thủy Sản

[pt_view id=”635dd9bpaz”]

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

[pt_view id=”86781db8gd”]