Yếu tố quan trọng để tăng năng suất khi nuôi cá rô phi là quản lý tốt sức khỏe vật nuôi. Môi trường khí hậu nước ta rất thuận lợi để phát triển cá rô phi xuất khẩu. Song đây cũng là điều kiện để bệnh tật phát triển. Người nuôi cần chủ động phòng ngừa và điều trị kịp thời các bệnh thường gặp ở cá rô phi như sau:
Bệnh liên cầu khuẩn
Đây là một trong các bệnh thường gặp ở cá rô phi. Nguyên nhân do khuẩn Streptococcus sp gram dương.
Triệu chứng lâm sàng:
– Cá bơi tách đàn, bơi lờ đờ, xoáy tròn một lúc sau đó chìm dưới đáy ao.
– Da biến đổi sang màu tối sẫm, các hốc vây và nắp mang bị xuất huyết.
– Mắt cá bị đục mờ, có thể bị lồi cả mắt ra.
– Khi cắt mang, thấy có đoạn mang bị sơ. Nếu cá bị nặng, mang chuyển sang màu trằng, có bùn bám lên trên.
– Khi mổ bụng thấy ruột cá không có thức ăn, bị xuất huyết, gan thâm tím, thận nhũn. Lúc này, ta có thể khẳng định chắc chắn cá rô phi bị bệnh xuất huyết.
Quy luật dịch bệnh: Thường phát sinh ở môi trường nhiệt độ cao dài ngày.
Phương pháp dự phòng: Biện pháp hiệu quả nhất hiện nay là sử dụng Vắcxin vô hoạt keo phèn HAN-STREPTILA phòng bệnh do vi khuẩn Streptococcus spp.
Phương pháp trị liệu
– Bước 1: Khử trùng nguồn nước ngay bằng một trong các loại thuốc sát trùng hiệu quả sau đây : NOVA BKC 800 , POVIDINE 9000, VIPRIO.
– Bước 2: Trộn thuốc kháng sinh đặc trị vi khuẩn Streptococcus vào thức ăn cho cá ăn liên tục 5- 7 ngày. Nên dùng BIO AMOXICILLIN 50% for fish 100gr cho 600 – 1000 kg cá (cá dưới 0,5kg cho 600 kg thể trọng, cá trên 0,5kg cho 1000 kg thể trọng)
– Bước 3: Sau 5 -7 ngày tiến hành khử trùng lại ao nuôi bằng một trong các loại thuốc khử trùng nói trên (NOVA BKC 800, POVIDINE 9000, VIPRIO)
– Bước 4: Sau 3 ngày ( đã làm bước 3 kể trên ) dùng chế phẩm Nova NB 25 để tái tạo hệ vi sinh vật có lợi cho nước ao nuôi và trộn thêm các sản phẩm bổ gan, tăng sức đề kháng để cá hồi phục hoàn toàn, không bị tái bệnh (Supeliv, Bio Hepatol For fish)
Bệnh nấm nước
Nguyên nhân: Khuẩn nấm nước. Nấm nước có hơn 10 loại, thường thấy là nấm nước và nấm tơ.
Triệu chứng lâm sàng: Khuẩn tơ xâm nhập vào vết thương và sinh trưởng từ trong ra ngoài, thành vật bám dạng sợi bông màu trắng tro. Cho đến khi thịt nát, gầy yếu mà chết.
Quy luật dịch bệnh: Nấm nước tồn tại rộng trong nước ngọt, thích ứng với nhiệt độ, từ 5 đến 25 độ C, nhưng phát sinh khi nhiệt độ nước tương đối thấp. Bệnh do thân cá bị thương là nguyên nhân chủ yếu phát sinh bệnh. Sau khi kéo lưới, tách lồng lưới, vận chuyển gây ra. Bệnh nấm nước nguy hại trứng cá trong khi trứng nở và cá giống, cá lớn mà bề ngoài thân cá có vết thương.
Phương pháp dự phòng
– Khi thao tác phải chú ý, cố gắng tránh làm cho thân cá bị thương.
– Nuôi mật độ hợp lý, khống chế thích đáng mật độ nuôi.
– Trước khi thả cá giống xuống ao, dùng dung dịch nước muối nồng độ 3 – 5% tắm cá.
– Trước khi trứng thụ tinh nở phải tiêu độc, nhiệt độ nước khống chế ở 26 – 28 độ C. Trong quá trình trứng nở phải tiến hành tiêu độc lại lần nữa đối với trứng đã thụ tinh.
Phương pháp trị liệu:
– Bước 1: Sử dụng một số loại hóa chất giúp làm sạch môi trường ao nuôi của mình:
+ BIOXIDE For Fish với liều lượng 1 lít cho 1.000m3 nước ao nuôi .
+ POVIDINE 9000 với liều lượng 1 lít cho 6.000 m3 nước ao nuôi.
– Bước 2: Trộn BIO FLOR 50% For Fish ( 100g/5.000 thể trọng) phòng ghép bệnh kế phát.
– Bước 3: Bổ sung C FEED tăng sức đề kháng cho cá.
Sau quá trình điều trị, sử dụng BIO ZEOGREEN cải thiện chất lượng nước, ổn định màu nước.
Sau quá trình điều trị, sử dụng BIO ZEOGREEN cải thiện chất lượng nước, ổn định màu nước.
Bệnh ký sinh trùng (trùng bánh xe, rệp cá)
Nguyên nhân: Trùng bánh xe và trùng bánh xe nhỏ.
Triệu chứng lâm sàng: Ký sinh ở trên mang, da, lỗ mũi, bàng quang và niệu quản. Khi lây nhiễm nghiêm trọng, cá bột, cá giống không ăn, có thể làm tăng niêm dịch chỗ ký sinh, hình thành lớp niêm dịch. Bên ngoài thân, trên mang bẩn, tia mang sưng xung huyết.
Phương pháp dự phòng:
Định kỳ dùng vôi bột xả toàn ao, nâng cao trị số pH của nước, cải thiện chất nước.
Phương pháp trị liệu
– Dùng CLEAR & CLEAN 1lít cho 2000m3 nước ao tuần 1 lần , xử lý lại 1-2 lần để diệt sạch.
– Hoặc dùng SEAWEED 2-2.5 lít/1.000 m³ nước, mỗi tuần xử lý 1 lần, trong 2 tuần.
– Trộn BIO SULTRIM 48 % FOR FISH 2ml cho 1 kg thức ăn 3-5 ngày để phòng bội nhiễm do vi khuẩn kế phát khi cá bị tổn thương do trùng mỏ neo chích bám trên da cá.
Vừa rồi là cách nhận biết các bệnh thường gặp ở cá rô phi và cách phòng ngừa, điều trị hiệu quả nhất. Hy vọng người nuôi có thể áp dụng thành công, mang đến năng suất và chất lượng tốt nhất.
Xem thêm nhiều thông tin hữu ích tại đây!
Trần Hiền
Nguồn: thuoctrangtrai.com