Kinh nghiệm phòng trừ nhện đỏ trên cây bưởi hiệu quả

Mẹo nhỏ dùng nước tưới trừ nhện đỏ

Nhện đỏ sinh sản nhanh, gây hại nặng nề cho cây trồng. Làm thế nào để khắc phục? Chuyên gia của chúng tôi sẽ mách bạn cách phòng trừ nhện đỏ hiệu quả dưới đây.

Nhện đỏ chích hút nhựa cây trên lá non, chồi non, nụ hoa, cuống hoa, trái non làm cho cây còi cọc, không lớn được. Lá và hoa sẽ bị khô héo và rụng, trái non thì bị sần sùi, không phát triển được. Và từ đó chất lượng trái sẽ giảm sút, gây thất thu lớn cho nhà vườn. Vậy làm thế nào để phòng trừ nhện đỏ bưởi da xanh, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây.

Mẹo nhỏ dùng nước tưới trừ nhện đỏ

Kinh nghiệm phòng trừ nhện đỏ trên cây bưởi hiệu quả

Nhện đỏ rất sợ nước, vì nó không có khả năng bám dính. Đối với nhà vườn thường xuyên bị nhện gây hại. Xử lý Nhện đỏ bằng cách phun kết hợp nấm xanh nấm trắng với phân bón lá. Phân bón lá sẽ làm dày lá, tăng diệp lục. Nấm xanh nấm trắng sẽ ký sinh tiêu diệt cả nhện trưởng thành và trứng nhện trên bề mặt lá nên mật độ sẽ giảm rất nhanh. Bà con nên xịt ướt đẫm cả hai mặt của lá. Sau hai lần phun xịt cách nhau 3-5 ngày bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

LƯU Ý

Bà con nên phòng nhện đỏ trước mùa khô. Thời điểm thích hợp nhất là ngay sau khi hoa rụng cánh. Sử dụng phân bón lá kết hợp với nấm xanh nấm trắng phun định kỳ 15 ngày/lần. Tránh phun vào thời điểm sau mưa hoặc sau khi tưới nước.

Ngoài ra, Tưới nước thẳng lên tán lá thường xuyên, việc đó sẽ giúp rửa trôi nhện đỏ. Đặc biệt, phun nước lên lá vào mùa nắng nóng có thể làm giảm mật độ nhện. Do chúng thích sống ở môi trường khô ráo. Khi phun nước rửa lá cây, môi trường sống của đám nhện bị thay đổi. Trong điều kiện ẩm ướt, chúng sẽ tự bị đảo thải và không còn cơ hội gây hại trên cây trồng . Trước khi cây ra hoa, phun nước rửa lá cây thật kĩ. Cách làm này không chỉ giúp cây quang hợp tốt hơn. Mà còn trừ nhện đỏ, tạo điều kiện cho thiên địch phát triển.

Xem thêm: Bệnh trên cây xoài và cách xử lý hiệu quả nông hộ nên biết

Nhận biết nhện đỏ gây hại trên cây

 

Nhện đỏ là loại dịch hại li ti hút nhựa cây. Cơ thể của nhện đỏ có hình bầu dục, trồng như con mạt gà, dài khoảng 0.3-0.4 mm. Nhện trưởng thành có 8 chân, màu nâu đỏ, không có cánh, bò nhanh. Cả nhện trưởng thành và ấu trùng chủ yếu sống tập trung ở mặt dưới phiến lá của những búp lá non cho đến khi lá trở thành bánh tẻ, trên bề mặt nụ hoa, cuống đài hoa và trên vỏ trái non. Khi bị nhiễm nhện đỏ với số lượng lớn, cây có thể bị chết.

Nhện hay xuất hiện ở mặt dưới của lá khi khí hậu khô nóng để chích hút dinh dưỡng của cây. Nhện đỏ xuất hiện trong vườn có kỹ thuật canh tác hạn chế. Mật độ cây dày, tán giao nhau làm giảm sự thông thoáng của vườn. Bên cạnh đó, việc vệ sinh vườn không thường xuyên cũng tạo cho nhện tồn tại phát triển.

Thức ăn duy nhất của nhện đỏ là diệp lục trên lá bưới, diệp lục mất đến đâu lá cây bạc màu đến đấy. Những tổn thương hở mà nhện đỏ tạo ra trên lá cây là nơi mà vi khuẩn, vi rút, nấm bệnh dễ dàng xâm lấn và tấn công ở cây. Mất diệp lục tức là cây mất công dụng quang hợp, lá cây không còn tổng hợp được dinh dưỡng nữa. Lá cây rụng, kết quả toàn bộ quá trình sinh trưởng cây bị đảo lộn. Từ đó, cây sinh trưởng kém, giảm năng suất.

Lời kết

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết thì việc phòng trừ nhện đỏ là hết sức quan trọng. Song song với việc sử dụng chế phẩm sinh học, bà con cần có biện pháp để tăng sức đề kháng cho cây, và bảo vệ được các loại thiên địch.

Nguồn: Sinhhocvietnam.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

[pt_view id=”adde466qv7″]

Nuôi Thủy Sản

[pt_view id=”635dd9bpaz”]

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

[pt_view id=”86781db8gd”]