Gần đây phía Thái Lan đang chuẩn bị phản đối kế hoạch của Việt Nam áp thuế chống bán phá giá 34% đối với đường nhập khẩu từ nước này. Theo đó, chính phủ Thái Lan nhận định rằng các nhà xuất khẩu của nước này. Họ đang có lợi thế hơn các đối thủ cạnh tranh Việt Nam vì có chi phí sản xuất đường thấp hơn. Chính vì thế Thái phản đối Việt áp thuế chống bán phá giá đường.
Động thái phía Thái Lan
Bộ Công Thương Thái Lan cho biết gần đây, đang lên kế hoạch cho chiến lược của họ sau khi báo chí đưa tin Việt Nam đã phát động và tiến hành một cuộc điều tra về vấn đề này. Và theo hồ sơ đã có trong tay thì việc phản ứng với cáo buộc này là có cơ sở.
Trước đó, báo cáo của Bộ Công Thương Việt Nam cho hay. Một cuộc điều tra bắt đầu vào tháng 9 năm ngoái cho thấy rằng. Thái Lan có các khoản trợ cấp cho ngành mía đường đã khiến cho hoạt động nhập khẩu đường từ Thái Lan tăng mạnh lên mức 1,3 triệu tấn trong năm 2020. Điều này làm tăng 330% so với tổng năm 2019. Ngoài ra hiện lịch trình áp thuế nhập khẩu vẫn chưa được quyết định và phía Việt Nam dự kiến sẽ kết thúc cuộc điều tra vào quý 2 năm nay.
Ông Ekapat Wangsuwan chia sẻ
Ông Ekapat Wangsuwan, Tổng thư ký Ủy ban Mía đường Thái Lan (OCSB). Động thái mới loan đi của Việt Nam đang buộc Thái Lan phải thu thập các thông tin thương mại để làm rõ bất kỳ sự nghi ngờ nào. Ông Ekapat nói : “Chúng tôi không thể cung cấp thêm chi tiết vào lúc này. Bởi vì mía đường là một vấn đề nhạy cảm đối với mỗi quốc gia. Chúng tôi phải cân nhắc xem Việt Nam sẽ làm gì tiếp theo”.
Và theo phía OCSB cho biết, Thái Lan hiện là nhà sản xuất đường lớn thứ tư thế giới. Và là nhà xuất khẩu lớn thứ hai sau Brazil. Và yếu tố quyết định đến lượng đường đã chứng kiến khối lượng xuất khẩu đường tăng mạnh thời gian qua. Do nước này khéo léo sự kết hợp của các yếu tố từ tiêu chuẩn sản xuất. Đến kiểm soát, quản lý chi phí tốt hơn.
Ông Ekapat dẫn nguồn tin truyền thông khu vực gần đây chia sẻ. Chiểu theo bản Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (Atiga) sẽ không cho phép Việt Nam áp thuế nhập khẩu đường từ các nước Đông Nam Á vào năm 2020. Tuy nhiên hiệp định này chỉ cho phép các quốc gia ASEAN xem xét áp thuế để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước của họ. Trước các hành vi chống cạnh tranh. Chính vì thế chưa có gì là chắc chắn cho ngành đường Việt Nam.
Bộ Công Thương Việt Nam đề nghị thực hiện giảm thuế muộn hơn các nước khác
Theo Hiệp định Atiga, thuế nhập khẩu phải giảm xuống từ 0-5%. Nhưng Bộ Công Thương Việt Nam đề nghị thực hiện giảm thuế muộn hơn các nước khác. Vì lo ngại sẽ ảnh hưởng đến thị trường nông sản nói chung và ngành mía đường trong nước nói riêng. Điều này hoàn toàn có căn cứ và có khả năng được xem xét.
Tổng công ty Đường Thái Lan cho biết, việc áp thuế chống bán phá giá đường của Việt Nam. Chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu đường của Thái Lan. Do đó, việc đàm phán với chính phủ Việt Nam là điều phải làm ngay.
Mới đây Rangsit Hiangrat, Tổng giám đốc Tổng công ty Mía đường Thái Lan nói với báo chí: “Chúng tôi cũng cần xem xét liệu biện pháp chống bán phá giá. Có vi phạm các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới hay không”
Trích dẫn từ Nongnghiep.vn
Phan Nhan