Dịch bệnh đã tác động mạnh lên thị trường cao su thiên nhiên. Ép giá cao su giảm sâu trong tháng 4/2020, nhưng sau đó đã đảo chiều tăng phi mã vào tháng 10. Dự báo giá cao su năm 2021 sẽ có nhiều yếu tố thuận lợi để phục hồi và tiếp tục tăng.
Thị trường năm 2020 biến động mạnh
Thị trường cao su thiên nhiên toàn cầu năm 2020 biến động rất mạnh. Dịch Covid xảy ra đã khiến giá cao su giàm sâu xuống mức thấp nhất trong vòng 2 năm. Sau đó giá dần được phục hồi. Đặc biệt tăng tốc kể từ khi bước sang tháng 10/2020, khi xuất hiện những vắc-xin ngừa Covid-19. Giữa bối cảnh thiên tai ảnh hưởng đến sản lượng cao su của Thái Lan và Việt Nam. Cuối tháng 10/20 là giai đoạn giá cao su thăng hoa nhất
Chỉ trong vòng 9 phiên (16-28/10/2020), giá cao su tại Osaka đã tăng gần 40%. Tính chung cả tháng 10/2020, giá cao su đã tăng 49,7%. Tương tự, giá cao su tại Singapore tháng 10/2020 cũng tăng mạnh
Sản lượng cao su thiên nhiên giảm vì khó khăn thời tiết và dịch bệnh
Trong báo cáo mới nhất công bố tháng 12/2020, Công ty Nghiên cứu Cao su quốc tế ước tính sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu năm 2020 giảm 5,9%. Lý do vì số ngày khai thác mủ cao su giảm bởi vấn đề thời tiết bất thường, dịch bệnh rụng lá ở cây cao su. Ngoài ra tình trạng thiếu lao động trong mùa dịch thậm chí đã gây gián đoạn sản xuất ở các nước sản xuất cao su chủ chốt ở Đông Nam Á. Tăng trưởng sản lượng của các nước Mexico và Bờ Biển Ngà đã bù đắp phần nào cho sản lượng giảm ở những nơi khác.
Còn theo Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên, sản lượng cao su tự thiên thế giới năm 2020 giảm 10% còn 12,597 triệu tấn. Con số này đánh giá sản lượng cao su năm 2020 đã thấp hơn khoảng 304.000 tấn so với dự báo hồi tháng 9.
Tổng nhu cầu cao su toàn cầu năm 2020 ước tính giảm 8% xuống 26,5 triệu tấn. Trong đó, nhu cầu cao su thiên nhiên giảm 8,1% trong năm vừa qua, xuống 12,5 triệu tấn. Nhu cầu về cao su tổng hợp sẽ giảm 7,9% xuống mức 14 triệu tấn.
Triển vọng năm 2021 của thị trường cao su
Năm 2021, dịch Covid-19 vẫn đeo bám thị trường cao su thiên nhiên. Trong khi giá cao su thiên nhiên của Trung Quốc tăng mạnh hơn 15%. Từ đầu 2021, giá cao su tại Nhật Bản và Mỹ đã giảm lần lượt gần 9%.
Nhu cầu cao su làm găng tay y tế vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao. Còn về nhu cầu cao su nguyên liệu cho ngành ô tô vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Do doanh số bán xe ở nhiều thị trường trọng điểm hiện bị giảm sút.
Sẽ khởi sắc trong dịp năm mới
Tuy nhiên, dự báo thị trường cao su ở một số nước năm mới sẽ có nhiều khởi sắc. Thêm vào đó, gói kích thích kinh tế 1,9 nghìn tỷ USD của Mỹ được thông qua góp phần tích cực chi phối thị trường cao su thiên nhiên. Và cũng hứa hẹn sẽ tiếp tục tác động tích cực trong thời gian tới.
Theo ANRPC, năm 2021, sản lượng cao su thế giới được dự đoán sẽ tăng 8,6% lên 13,7 triệu tấn. Con số này sẽ vẫn thấp hơn so với năm 2019 (3,8 triệu tấn). Triển vọng nguồn cung cao su còn bị chi phối bởi yếu tố thời tiết khắc nghiệt tại các quốc gia trồng cao su chủ chốt.
Trong một báo cáo về thống kê thị trường giai đoạn tháng 10-11/2020 cho biết, tỷ lệ cây cao su trưởng thành bị bệnh nấm lá hiện tương đương khoảng 390.000 ha ở Indonesia. Đến 150.000 ha ở Thái Lan, 19.000 ha ở Malaysia và 20.000 ha ở Sri Lanka. Ở những diện tích này, năng suất cao su sẽ giảm đáng kể trong vòng khoảng 2 năm.
Những diện tích cây cao su khỏe mạnh đã được cạo mủ từ giữa tháng 1/2021. Tuy nhiên, dịch Covid-19 khiến cho các nông trường cao su ở Thái Lan và Malaysia thiếu hụt nguồn lao động trầm trọng. Việc thiếu container cũng gây chậm trễ trong hoạt động vận chuyển cao su.
Nhu cầu sẽ được phục hồi, có dấu hiệu tăng mạnh trong tương lai
Nhu cầu cao su thiên nhiên thế giới năm 2021 được IRSG dự báo sẽ hồi phục mạnh mẽ nhờ tăng trưởng của phân khúc xe thương mại. Chủ yếu là nhờ vào các thị trường những nước mới nổi, và ở các thị trường đã bão hòa. Nhu cầu cao su tổng hợp năm 2021 dự báo sẽ hồi phục 10,2%, nhờ nhu cầu mạnh mẽ từ các lĩnh vực không thuộc ngành săm lốp. Đó là nhu cầu găng tay và các sản phẩm khác đang tăng mạnh trong mùa dịch.
Việc tiêu thụ cao su tự nhiên trên thế giới đã tăng 4% trong giai đoạn tháng 4-11 năm 2020/21. Do tâm lý của nhà đầu tư lạc quan về triển vọng kinh tế toàn cầu sẽ nhanh hồi phục nhờ vắc-xin Covid-19
Thị trường cao su đang có xu hướng tích cực. Với nhu cầu dự kiến tăng lên khi những nền kinh tế như Trung Quốc, Ấn Độ… hồi phục sau đại dịch, nhu cầu cao su trong sản xuất lốp xe sẽ tăng lên. Ngoài ra giá dầu mỏ tăng sẽ làm cho cao su thiên nhiên hấp dẫn hơn cao su tổng hợp.
>>Xem tiếp: Thông Tin Dự Đoán Tình Hình Nông Sản Gạo Thế Giới Trong Năm 2021
Nguồn: cafef
Ngọc Lân