Tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng tôm giống trước khi thả

kiểm tra chất lượng tôm
4 phút, 8 giây để đọc.

Những dịch bệnh về tôm thường gây ra bởi virus và vi khuẩn, làm tổn hại kinh tế nghiêm trọng. Chất lượng tôm giống chính là yếu tố quan trọng để kiểm soát các bệnh này. Do vậy, trước khi thả tôm vào ao người nuôi nên áp dụng một số tiêu chuẩn sau để kiểm tra chất lượng tôm giống.

Kích cỡ tôm giống thả

Tôm thả trực tiếp vào ao nuôi được khuyến cáo có kích cỡ là tôm post giai đoạn 10 ngày (PL10). Vì lúc này mang tôm phát triển hoàn thiện, giúp tôm chịu được quá trình vận chuyển và tôm dễ thích nghi khi vào môi trường mới. Đối với ao có độ mặn dưới 5 phần ngàn, cỡ giống tốt nhất là PL12.

Tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng tôm giống trước khi thả

Để biết tôm thẻ chân trắng ở giai đoạn tuổi nào, người nuôi có thể xem số lượng gai trên chủy. Ở giai đoạn PL10 tôm có ba gai đã phát triển hoàn thiện và gai thứ tư đang phát triển. Tôm PL12 có 4 gai đã hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, các giai đoạn của tôm gắn liền với tuổi và trọng lượng. Do vậy, tôm giống được đánh giá là phát triển bình thường phải có các đặc điểm như:

  • Ngày 14 (PL 4 – 5) trọng lượng cơ thể nhỏ hơn hoặc bằng 1.000 con/g
  • Ngày 16 (PL 7 – 8) trọng lượng cơ thể nhỏ hơn hoặc bằng 700 con/g
  • Ngày 18 (PL10) trọng lượng cơ thể nhỏ hơn hoặc bằng 300 con/g

Các bài kiểm tra sinh học

Tiêu chí để đánh giá chất lượng tôm giống là thực hiện một loạt các xét nghiệm sinh học. Thông thường, các xét nghiệm sau đây được khuyến cáo thực hiện trong giai đoạn PL6:

  • Xét nghiệm PCR âm tính đối với virus gây bệnh hoại tử cơ quan tạo máu (IHHNV), virus gây hoại tử cơ (IMNV), virus hội chứng Taura (TSV), virus đầu vàng (YHV) và virus hội chứng đốm trắng (WSV).
  • Tổng số vi khuẩn tối đa là 1,0 x 103 CFU/g tôm giống. Trong đó hơn 90 phần trăm các khuẩn lạc phải có màu vàng.
  • Không có sự hiện diện của vibrio harveyi gây bệnh phát sáng khi kiểm tra trên môi trường thạch.

Nếu tôm giống không vượt qua được các bài kiểm tra sinh học này, chúng không nên được lựa chọn để thả nuôi.

Đánh giá bằng cảm quan trực tiếp

Sau khi vượt qua các bài kiểm tra sinh học trên, các biện pháp quan sát trực tiếp sau đây bằng mắt thường và kính hiển vi nên được thực hiện trước khi quyết định lựa chọn lô giống.

Hoạt động của tôm giống

Để chắc chắn rằng hoạt động của tôm giống diễn ra bình thường. Hãy tạm ngừng sục khí vài phút trong bể chứa tôm và xem xét chúng có bơi ngược dòng nước hay không.

Tình trạng gan tụy

Gan tụy phải to, có màu sẫm, và có nhiều giọt lipid (giọt dầu) nhìn thấy được dưới kính hiển quang học. Gan tụy nhỏ, màu trắng, chỉ có vài giọt lipid cho thấy đang bị nhiễm trùng.

Đường tiêu hóa

Các bài kiểm tra sinh học

Có sự chuyển động nhu động ruột và tỷ lệ cơ:ruột là 4 phần cơ: 1 phần ruột ở đoạn bụng cuối cùng là dấu hiệu của sức khỏe tốt.

Bong tróc và hoại tử

Quan sát trực tiếp tôm giống dưới kính hiển vi có thể phát hiện sự hiện diện của nấm thuộc loài Lagenidium và/hoặc động vật nguyên sinh ciliate (các loài ZoothamniumEpistylisVorticella). Những loài này thường gây tắc nghẽn mang của tôm giống. Sự hiện diện của những ký sinh trùng này có thể cho thấy chất lượng nước kém trong bể tôm. Cuối cùng, nếu tình trạng này không được kiểm soát. Vi khuẩn dạng sợi Leucotrix có thể xâm nhập vào các mô khác, gây tổn thương mô và chết tôm.

Điều kiện vận chuyển

Vận chuyển tôm là một vấn đề quan trọng cần lưu ý để giữ chất lượng tôm giống tốt trước khi thả. Các yêu cầu về ôxy, nhiệt độ và thức ăn thích hợp liên quan đến thời gian vận chuyển từ trại giống đến trại nuôi. Sau đây là các điều kiện vận chuyển được khuyến cáo:

  • Thời gian vận chuyển ít hơn 4 giờ: giữ nhiệt độ bình thường.
  • Từ 4 – 12 giờ vận chuyển: giữ nhiệt độ từ 24 – 28 độ C.
  • Trên 12 giờ vận chuyển: duy trì nhiệt độ từ 18 – 23 độ C.
  • Ở tất cả các cự ly vận chuyển, hàm lượng oxy cần duy trì ở mức 5 ppm.
  • Cứ mỗi con tôm giống khi vận chuyển cần khoảng 15 – 20 ấu trùng artemia trong thời gian 4 giờ.

Xem thêm nhiều thông tin hữu ích tại đây! 🙂

Trần Hiền

Nguồn: vpas.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Quản lý bệnh thường gặp trên cây ngô để tăng năng suất

Quản lý bệnh thường gặp trên cây ngô để tăng năng suất

Danh sách những bệnh thường gặp trên cây ngô dưới đây sẽ giúp nông hộ chủ động phòng bệnh. Cùng …
Xem Chi Tiết
Các loại bệnh trên cây lan: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh

Các loại bệnh trên cây lan: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh (P2)

Biết rõ các dấu hiệu bệnh trên cây lan giúp bạn có hướng xử lý đúng. Trong chuyên đề này, …
Xem Chi Tiết
Các loại bệnh trên cây lan: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh (P1)

Các loại bệnh trên cây lan: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh (P1)

Muốn chăm sóc cây lan khỏe mạnh, bạn cần nắm rõ các bệnh trên cây lan. Từ đó có biện …
Xem Chi Tiết
Bệnh rỉ sắt trên cây hoa hồng

Bệnh rỉ sắt trên cây hoa hồng và cách phòng bệnh

Bệnh rỉ sắt trên cây hoa hồng là một trong những bệnh thường gặp. Bạn cần phải phát hiện sớm …
Xem Chi Tiết
cách phòng bệnh cháy lá, cháy ngọn trên hoa ly

Mách nông hộ cách phòng bệnh cháy lá, cháy ngọn trên hoa ly

Bệnh cháy lá, cháy ngọn trên cây ly khiến năng suất hoa giảm. Do đó, nông hộ nên sớm có …
Xem Chi Tiết
Bệnh lùn sọc đen nguy hiểm như thế nào trên cây lúa, ngô?

Bệnh lùn sọc đen nguy hiểm như thế nào trên cây lúa, ngô?

Bệnh lùn sọc đen nguy hiểm như thế nào trên cây lúa, ngô? Mời nông hộ theo dõi bài viết …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Nuôi lươn không bùn chất lượng, hiệu quả kinh tế cao

Nuôi lươn không bùn chất lượng, hiệu quả kinh tế cao

Nuôi lươn không bùn đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều so với nuôi cá truyền thống …
Xem Chi Tiết
Nuôi tôm nước lợ áp dụng công nghệ nào để hiệu quả?

Nuôi tôm nước lợ áp dụng công nghệ nào để hiệu quả?

Sở NN-PTNT Khánh Hòa vừa có thông báo về lịch thời vụ nuôi tôm nước lợ năm 2021. Theo đó, …
Xem Chi Tiết
Phòng ngừa và điều trị bệnh ở cá ngừ nuôi lồng hiệu quả

Phòng ngừa và điều trị bệnh ở cá ngừ nuôi lồng hiệu quả

Hình thức nuôi cá lồng đem lại nhiều giá trị kinh tế cho người nuôi và có đóng góp to …
Xem Chi Tiết
Giải pháp kiểm soát bệnh sữa trên tôm hùm nuôi

Giải pháp kiểm soát bệnh sữa trên tôm hùm nuôi

Tôm hùm là đối tượng nuôi biển trọng điểm ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Tôm được nuôi …
Xem Chi Tiết
Biện pháp kiểm soát bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm

Biện pháp kiểm soát bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm

Theo khuyến cáo, nếu tôm có biểu hiện chậm lớn, bỏ ăn, lờ đờ, tấp mé và rớt đáy. Đặc …
Xem Chi Tiết
Nhận biết và phòng ngừa kịp thời bệnh nấm thủy mi trên cá

Nhận biết và phòng ngừa kịp thời bệnh nấm thủy mi trên cá

So với các loài vật nuôi khác, cá là loài khó nuôi và chăm sóc hơn rất nhiều. Bởi khi …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Kiểm soát bệnh cầu trùng ở gà

Mẹo nhỏ giúp kiểm soát bệnh cầu trùng hiệu quả cho gà

Kiểm soát bệnh cầu trùng trên gà hiệu quả bằng những cách dưới đây. Đảm bảo nông hộ sẽ tăng …
Xem Chi Tiết
Mách nông hộ phương pháp phòng bệnh gà cắn mổ lông nhau

Mách nông hộ phương pháp phòng bệnh gà cắn mổ lông nhau

Điều trị bệnh gà cắn mổ lông nhau không khó. Quan trọng nhất là nông hộ cần phát hiện bệnh …
Xem Chi Tiết
bệnh lở mồm long móng

Biện pháp phòng và điều trị bệnh lở mồm long móng hiệu quả

Các chuyên gia cho biết, điều trị bệnh lở mồm long móng chỉ có thể chữa triệu chứng. Do đó, …
Xem Chi Tiết
Dấu hiệu bệnh lở mồm long móng điển hình ở lợn

Dấu hiệu bệnh lở mồm long móng điển hình ở lợn

Bệnh lở mồm long móng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh, gây hiệu quả nghiêm trọng về …
Xem Chi Tiết
Những điều nông hộ cần biết trước khi nuôi gà thả vườn (P2)

Những điều nông hộ cần biết trước khi nuôi gà thả vườn (P2)

Những điều nông hộ cần biết trước khi nuôi gà thả vườn (P2) tiếp tục với những lưu ý quan …
Xem Chi Tiết
Dụng cụ chăn nuôi gà thả vườn

Những điều nông hộ cần biết trước khi nuôi gà thả vườn (P1)

Trước khi nuôi gà thả vườn, bạn nên tìm hiểu các yếu tố kỹ thuật chuồng nuôi. Đồng thời là …
Xem Chi Tiết