Trồng và chăm sóc măng tây đúng kỹ thuật sẽ cho chất lượng măng tốt để phục vụ bữa ăn cho gia đình. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cho chị em
Măng tây thường được sử dụng như một món ăn đơn thuần nhưng có hàm lượng dinh dưỡng cao và có nhiều dược tính.
Chắc chắn rằng với những bạn có niềm đam mê trồng trọt hay các chủ trang trại thì không thể bỏ qua giống măng tây này. Bởi ngày nay nhu cầu sử dụng sản phẩm sạch của người dân tăng cao. Măng tây là lựa chọn hợp lý của chị em nội trợ. Vì nó vừa cung cấp hàm lượng dinh dưỡng phục vụ cho gia đình. Vừa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Hơn hết, cây măng tây có khả năng khai thác từ 4 – 8 năm, mang lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân.
Vậy làm sao để : “trồng và chăm sóc măng tây ” – Đây chắc hẳn là câu hỏi của các hộ nông dân, các chủ trang trại đang có ý định trồng giống cây này. Ngày hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn kỹ thuật trồng măng tây, mang lại năng suất cao.
Khi nào nên trồng măng tây
Cây sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ từ 15 đến 30°C, do đó có thể trồng vào 2 thời vụ. Gieo cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 để trồng tháng 2, tháng 3 và gieo cuối tháng 2 đến tháng 4 để trồng từ tháng 4 đến tháng 6 dương lịch.
Có cần ươm cây giống không?
Do vỏ hạt măng tây rất cứng, vì thế trước khi gieo phải ngâm trong nước nóng khoảng 50 độ C (hoặc cũng có thể pha nước theo tỷ lệ 2 sôi 3 lạnh) trong 24 giờ. Cách 4 giờ thay nước và chà hạt 1 lần.
Sau đó, ủ hạt trong khăn ẩm. Sau 24h, lấy hạt ra, rửa sạch hạt và lập lại công đoạn ủ như trên. Sau 2 ngày thì hạt có thể nảy mầm. Đối với những hạt chưa nảy mầm, cứ cách 24 giờ sẽ rửa sạch hạt và tiến hành ủ lại trên khăn ẩm. Cho đến khi toàn bộ số hạt đã nứt nanh hết.
Sau khi hạt đã nứt nanh thì tiến hành gieo hạt. Đất gieo hạt được trộn theo tỷ lệ: 2 phần đất, 1 phần phân hữu cơ, 1 phần xơ dừa hoặc tro trấu.
Xem thêm: Chia sẻ bí quyết trồng tỏi củ to, sống 100% cực đơn giản
Kỹ thuật trồng và chăm sóc măng tây tại nhà
Gieo hạt sâu 1-2,5cm. Trên mặt luống phủ một lớp mùn mục rồi tưới ẩm. Bón phân và chăm sóc giống như những cây rau khác trong vườn ươm. Thời gian cây con ở vườn ươm từ 3 – 6 tháng. Để trồng 1 Ha măng, cần lượng hạt từ 0.45 – 0.5 kg, tương ứng 18.000 – 22.000 cây giống.
Măng tây thích hợp trồng trên đất phù sa, đất thịt nhẹ, đất cát pha, đất nham thạch núi lửa,… hoặc đất có độ tơi xốp cao, giàu mùn, giàu chất hữu cơ, thế đất cai ráo, dễ thoát nước, có tầng canh tác dày từ 30 – 40 cm. Bên cạnh đó nên chọn vườn trồng có vị trí thuận lợi, chủ động tưới nước trong mùa nắng và dễ dàng thoát nước, không bị ngập úng trong mùa mưa.
Chuẩn bị trước khi trồng
Trước khi trồng cây đất phải được cày bừa kỹ, phơi ải, nhặt sạch cỏ dại. Xử lý nấm bệnh và tuyến trùng, san cho bằng phẳng. Đặc biệt, xung quanh có rãnh nước nhỏ thoát nước tốt tránh ngập úng. Vây lưới mắc nhuyễn để ngăn sâu bọ, côn trùng cũng như đề phòng mưa bão làm thối hỏng rễ cây
Khi trồng cây phải tiến hành kiểm tra lại cây con. Cây con đạt tiêu chuẩn là cây phát triển tốt, phải có màu xanh mướt. Không nhiễm bệnh, cây vươn dài từ 25-30 cm.
Đào hố sâu 5-10 cm tùy theo chiều cao bầu. Tùy vào điều kiện địa lý, bà con có thể chọn cách trồng măng tây theo hàng đơn hoặc hàng đôi. Đối với trồng hàng đơn, mật độ cây là 18.000 cây/ha, khoảng cách giữa các cây trong một hàng cách nhau 40 – 50cm. Hàng cách hàng 90 – 110 cm. Đối với trồng hàng đôi, mật độ cây là 27.000 cây/ha. Khoảng cách giữa các cây trong một hàng cách nhau 40 – 50 cm, hàng cách hàng 120 – 150 cm.
Sau khi trồng cây xong, cần lấy đất 2 bên mép liếp đất trồng để vun gốc, phủ một lớp đất mặt cao 5 cm cho những gốc cây đã trồng để bảo vệ cổ rễ. Và giữ cây măng đứng thẳng quang hợp với nắng. Cần theo dõi cây trồng thường xuyên. Nếu thấy có cây bị hư hỏng, sâu bệnh hoặc chết thì phải kịp thời tiến hành trồng bổ sung ngay.
Bón phân cho măng tây
Ngay từ đầu khi trồng cây, ta cần bón lót cho cây lượng phân hữ cơ sinh học phù hợp. Giả sử, với 1ha trồng măng tây, lượng phân bón sử dụng là 100 kg phân NPK 16.16.8. Sau khi trồng 15 ngày, chọn giữ lại cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây nhỏ, cây già và cây bị sâu bệnh. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc và bón thúc cho cây.
Bạn nên tiến hành thành 2 giai đoạn để quá trình chăm sóc cây đạt hiệu quả cao nhất. Lần 1, bạn tiến hành sau khi tạm ngưng thu hoạch lứa măng tơ 15 ngày. Lượng bón phù hợp cho 1ha trồng măng tây là 400 kg NPK 16.16.8. Lần 2, tiến hành sau lần 1 khoảng 20 ngày, lượng bón phù hợp cho 1ha trồng măng tây là 12 tấn phân chuồng hoai mục + 400 kg NPK 16.16.8.
Một chu kỳ thu hoạch măng kéo dài khoảng 80-85 ngày cần bón thúc đều đặn 20 ngày 1 lần. Lượng phân sử dụng cho 1 ha là 200 kg NPK 16.16. 8. Tùy theo vùng đất trồng và sự phát triển của cây măng. Lượng phân bón có thể tăng dần lên tùy theo sức lớn của cây. Cây măng càng lớn gốc thì lượng phân bón thúc càng nhiều. Năng suất và chất lượng măng sẽ càng cao hơn.
Khi bạn thấy bụi măng chuyển sang màu vàng. Tức là măng đã già, năng suất và chất lượng măng kém. Do đó bà con cần tiến hành dưỡng những cây măng tơ. Sau đó thì nhổ bỏ cây măng mẹ già cỗi. Vòng đời trung bình của 1 cây măng mẹ là từ 2-3 tháng.
Như vậy, với những hướng dẫn trên đây, bạn đã tự tin để trồng măng tây chưa? Chúc bạn thành công.
Nguồn: Nextfarm.vn