Úm lợn con vào mùa lạnh rất quan trọng. Nếu không đúng kỹ thuật có thể khiến lợn con còi cọc, chậm lớn. Thậm chí bị chết.
Nhiệt độ
Nhiệt độ môi trường có ý nghĩa quyết định đến tỷ lệ sống và tăng trưởng của lợn con. Đặc biệt giai đoạn 1-15 ngày tuổi. Nhu cầu nhiệt độ của lợn con thời kỳ này như sau: lợn sữa giai đoạn 1-7 ngày tuổi cần có nhiệt độ 31-33 độ C; 8-15 ngày tuổi cần nhiệt độ 30-31 độ C.
Như vậy trong mùa đông, nhiều ngày giá lạnh, nhiệt độ có thể hạ xuống dưới 10 độ C. Trong thời kỳ này, nếu không đảm bảo được nhiệt độ theo yêu cầu, sức đề kháng của cơ thể lợn sẽ bị suy giảm. Tạo điều kiện cho nhiều loại bệnh tấn công cơ thể lợn con.
Xem thêm: Xác định thời điểm động dục ở bò cái để phối giống hiệu quả
Chuồng úm lợn con vào mùa lạnh
Nếu có điều kiện nên xây gạch xi măng kiên cố ở một góc chuồng cao ráo không bị đọng nước (tận dụng được hai bức tường bên làm chuồng úm), chỉ cần xây một hàng gạch. Chuồng úm có kích thước: 80 x 80 x 80cm, đường kính 20cm, cao 5m so với nền chuồng để lợn con ra vào được thuận lợi. Nền chuồng úm thường xuyên được thay lót bằng cỏ hay rơm rạ cắt ngắn vò mềm khô ráo.
Trên đỉnh chuồng úm cần che kín bằng vải hay bao tải dứa để giữ nhiệt. Bố trí bóng điện tròn có công suất khác nhau để sưởi ấm cho lợn khi cần thiết. Treo nhiệt kế cách bóng điện 40cm để theo dõi nhiệt độ chuồng úm.
Cách làm đơn giản, chi phí thấp hơn: Hàn khung sắt phi 8 hay 10 có sơn chống gỉ, kích thước. Và cửa ra vào thiết kế như phần trên. Xung quanh và trên đỉnh che kín bằng bao tải dứa. Để bóng điện trên đỉnh làm nguồn nhiệt sưởi ấm.
Nếu không có điều kiện làm chuồng úm như hai cách trên. Tối thiểu bà con cũng phải che bạt trước cửa chuồng để chống gió mùa đông bắc lùa. Và phần trên (cách nền chuồng 1,5-1,7m) cũng được che bạt kín. Thắp 2 bóng điện tròn để giữ nhiệt cho lợn con khi gặp giá lạnh, nền chuồng. Nhất là nơi lợn nằm, cần giữ thường xuyên khô ráo.
Chăm sóc lợn sơ sinh
Lợn con mới sinh cần dùng giẻ khô mềm lau sạch nhớt nơi mồm, lấy kìm cắt nanh, cắt 4 răng nanh nhọn (4 chiếc ở hàm trên, 4 chiếc hàm dưới), sau đó dùng hai ngón tay chỏ và giữa kẹp và vuốt máu trên dây rốn trở về bụng, dùng panh kẹp chặt dây rốn, vặn xoắn cho đứt dây rốn ở vị trí cách bụng 3-4c, cũng có thể lấy chỉ buộc chặt sau đó dùng kéo hay dao sắc cắt đứt dây rốn ở vị trí như trên.
Lấy cồn iốt sát trùng vết cắt. Thả lợn sơ sinh vào chuồng úm sưởi ấm hoặc vào thúng bằng tre có lót rơm rạ khô mềm (nếu trời ấm). Sau khi tất cả lợn con đẻ ra xong (thời gian lợn đẻ thường 2-3 giờ. Nếu muộn hơn thì ta dùng thuốc kích thích đẻ xytoxin liều tiêm 10-15 UI/1 lợn nái 80-100kg khối lượng).
Khi lợn mẹ đã thải ra hết nhau thì tiến hành lau vú cho lợn mẹ nhẹ nhàng (tránh ra mất sữa đầu) sạch sẽ bằng vải mềm nhúng nước ấm. Và cho lợn con vào bú lấy sữa đầu của lợn mẹ. Chú ý cho những con nhỏ, con yếu trong đàn bú vào những vú phía trên (những vú này nhiều sữa hơn) để các con trong đàn được lớn đều nhau.
Bổ sung dinh dưỡng
Đối với lợn con từ 3 đến 4 ngày tuổi, dùng sản phẩm Bioprotect-plus (một sản phẩm giàu chất dinh dưỡng cung cấp vitamin và sắt bổ sung đặc hiệu cho lợn con) bơm mỗi lần 2ml vào miệng. Không cần phải tiêm thêm sắt bổ sung cho lợn con trong suốt thời kỳ sinh trưởng về sau. Nếu không có sản phẩm Bioprotect-plus. Thì tiêm sắt và B.Complex cho lợn con 2 lần vào ngày tuổi thứ 3 và thứ 10. Mỗi con tiêm 300ml Dextran Fe sắt +4ml B.Complex.
Trên đây là kinh nghiệm úm lợn con mùa lạnh để tăng khả năng sống sót. Chúc nông hộ thành công.
Nguồn: Kythuatnuoitrong.edu.vn