Bệnh lở mồm long móng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh, gây hiệu quả nghiêm trọng về kinh tế, xã hội và môi trường. Để hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và các biện pháp phòng và chữa trị bệnh có hiệu quả. Sau đây là những dấu hiệu bệnh mà người chăn nuôi cần nắm rõ.
Nguyên nhân bệnh lở mồm long móng
Do virut
- Do virus thuộc giống Aphthovirus, họ Picornaviridae, nhóm ARN virus , với đặc điểm gây thủy hóa (các mụn mủ) ở tế bào thượng bì.
- Có 7 typ virus gây bệnh LMLM: A, C, O, Asia 1, SAT1, SAT2 và SAT3.
- Gây bệnh cho Bò ở Việt Nam chủ yếu là 3 typ: A, O và Asia 1
- Dê cừu mẫn cảm với typ A, C nhưng chỉ bị bệnh nhẹ thôi
- Heo mẫn cảm cao với typ O, ít mẫn cảm hơn với typ A và Asia 1
- Virus tồn tại được 14 ngày vào mùa Hè , 4 tuần vào mùa Đông trong môi trường tự nhiên
- Các thuốc sát trùng như BIOXIDE, BIODINE ®, BIOSEPT ®, BIO-GUARD đều diệt được virus LMLM rất hiệu quả. Virus cũng sẽ bị giết chết ở nhiệt độ 70°C.
Động vật cảm nhiễm.
- Các loài động vật móng guốc chẵn (móng chẻ) như trâu, bò, dê, cừu, heo, trâu rừng, bò rừng, hươu, heo rừng đều bị bệnh LMLM. Ngựa, gia cầm không bị bệnh này.
- Thú non bị bệnh nặng và dễ bị chết hơn thú trưởng thành
- Trong tự nhiên virus có thể lây nhiễm chéo giữa các loài thú với nhau
- Bệnh cũng có thể lây sang người nhưng hiếm xảy ra.
Xem thêm: Biện pháp phòng và điều trị bệnh lở mồm long móng hiệu quả
Bệnh LMLM ở động vật có liên quan đến bệnh tay chân miệng ở người không?
Bệnh tay chân miệng ở người do Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV-71) thuộc nhóm virus đường ruột gây ra (không liên quan đến virus gây bệnh LMLM ở gia súc). Trong đó enterovirus 71 có thể gây biến chứng thần kinh, viêm màng não.
Đường lây truyền.
- Virus có trong nước bọt, phân, nước tiểu, tinh dịch, sữa, dịch trong các mụn mủ của thú bệnh hoặc ở trong không khí…
- Bệnh lây theo đường tiêu hóa và hô hấp do thức ăn, nước uống có nhiễm mầm bệnh, do hít thở không khí có mầm bệnh rồi xâm nhập qua niêm mạc mũi.
- Lây trực tiếp do nhốt chung thú bệnh với thú khỏe.
- Lây gián tiếp do người chăm sóc, xe chở súc vật bệnh, ở các bãi chăn thả, chất thải chăn nuôi, giết mổ và mua bán gia súc bệnh.
- Heo sau khi khỏi bệnh vẫn bài thải virus 1-2 tháng, trâu bò có thể thải virus 3-6 tháng. Vì vậy có thể lây bệnh do chăn thả ngoài đồng cỏ đối với trâu, bò.
Triệu chứng.
- Thời gian ủ bệnh từ 2-7 ngày.
- Sốt cao trên 40ºC, giảm ăn hoặc bỏ ăn, ủ rũ, thú hay nằm, chân đau không đứng vững, đi khập khiểng. Giai đoạn đầu của bệnh thú đứng hay nhấc chân lên rồi đổi chân do bị đau, nhưng khi bị nặng thì thú không đứng được và thường nằm.
- Chảy nhiều nước dãi có bọt trắng như bọt xà phòng.
- Các mụn đỏ xuất hiện ở niêm mạc miệng, lưỡi, lợi răng, trong mũi, lỡ loét và có nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, vàng, xám
- Các mụn loét cũng xuất hiện ở quanh chỗ da tiếp giáp với móng chân, có thể làm long móng chân, thú đi lại khó khăn.
Mụn loét cũng xuất hiện ở núm vú trên các thú cho sữa làm cho vú nứt nẻ, chảy dịch, thú mẹ không cho con bú vì rất đau. Có thể gây sẩy thai ở thú mang thai.
Trên đây là những dấu hiệu bệnh lở mồm long móng điển hình trên lợn. Các nông hộ nên nắm rõ để chẩn đoán bệnh sớm, điều trị hiệu quả.
Nguồn: Anovafeed.vn