Phòng ngừa và điều trị bệnh lở loét trên cá

Phòng ngừa và điều trị bệnh lở loét trên cá

Không giống như các động vật trên cạn, việc phát hiện và xác định bệnh cho cá rất khó khăn. Hơn nữa việc điều trị bệnh cũng không hề dễ dàng. Do vậy việc phòng ngừa và điều trị bệnh kịp thời cho cá vô cùng quan trọng, có ý nghĩa lâu dài và quyết định. Bài viết sau đây sẽ thông tin về bệnh lở loét trên cá, giúp bà con có giải pháp xử lý tốt nhất.

Bệnh lở loét trên cá là một bệnh rất nguy hiểm, lây lan nhanh và xuất hiện tại nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, rất nhiều loài cá khác nhau bị ảnh hưởng bởi bệnh này. Trong đó có một số loài có tính nhạy cảm cao với bệnh. Như cá quả, cá trôi, cá trê, chép… Bệnh lây lan chủ yếu theo dòng nước và sự di chuyển của cá mang mầm bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh khá phức tạp với các tác nhân truyền nhiễm gồm virus, vi trùng, nấm và cả ký trùng. Virus được xem như là tác nhân nguyên phát của bệnh. Các nhà khoa họa đã phát hiện được virus có tên Rhabdovirus trên cá bệnh. Virus này chỉ xuất hiện vào giai đoạn đầu của bệnh, làm kìm hãm hệ thống miễn dịch. Từ đó làm cá dễ mẫn cảm với các mầm bệnh khác. Sau đó virus bị tiêu diệt trước khi xuất hiện triệu chứng lở loét.
Vi khuẩn: Một số loài vi khuẩn gây bệnh được phân lập trên cá. Bao gồm: Aeromonas hydrophyla, Aeromonas sobria, Pseudomonas fluorescens, Flavobacterium sp, Micrococcus sp, Vibrio sp, Nocardia sp…
Phòng ngừa và điều trị bệnh lở loét trên cá
Nấm: Nấm không phải là tác nhân gây bệnh. Song sự cảm nhiễm nấm sẽ làm gia tăng mức độ trầm trọng của bệnh, tăng tỷ lệ chết. Một số loài nấm được phân lập từ vết loét của cá thuộc giống Aphanamyces, Achlya và Saprolegnia.
Các yếu tố khác bao gồm vài loại ký sinh trùng đơn bào, đa bào. Các yếu tố về môi trường như: nhiệt độ nước không thích hợp. Sự ô nhiễm nguồn nước hoặc thiếu dinh dưỡng cũng góp phần gia tăng tỷ lệ mắc bệnh.

Dấu hiệu bệnh lý

Hiện nay có trên 100 loài cá mẫn cảm với bệnh. Bao gồm cá trong tự nhiên, cá nuôi nước ngọt và cá nuôi nước lợ.
Những dấu hiệu đầu tiên là cá ít ăn hoặc bỏ ăn, hoạt động chậm chạp, khi bơi thường nhô cao cái đầu lên bị hoại tử lên trên mặt nước. Da trở nên sậm màu, trên thân, đầu, vây, đuôi xuất hiện Các đốm màu xám, trắng hoặc đỏ rồi hình thành vết loét. Các vết loét lan rộng dần, có khi ăn sâu đến xương, vảy bị rụng…
Thời gian mắc bệnh thay đổi tùy thuộc vào loài cá, khí hậu và chất lượng nước. Bệnh thường xảy ra khi nguồn nước có nhiệt độ thấp (từ tháng 11 đến tháng 12 âm lịch).

Phòng trị bệnh

Việc lựa chọn để nuôi các loài cá có khả năng kháng với bệnh cao là biện pháp hiệu quả nhất để quản lý bệnh. Ngoài ra, các biện pháp ngăn chặn sự xâm nhập của nấm vào ao nuôi cũng là biện pháp phòng bệnh tốt.
Phòng ngừa và điều trị bệnh lở loét trên cá
  • Thường xuyên rắc vôi nung (CaO) với nồng độ 20 ppm (2 kg vôi nung/ 100 m3 nước), hai tuần rắc một lần.
  • Ðàn cá giống trước khi thả cần được tắm bằng NaCl 2-3% trong 5-15 phút để tẩy trùng các tác nhân gây bệnh bên ngoài, duy trì môi trường nuôi có chất lượng tốt.
  • Vào mùa bệnh, nên bổ sung thành phần vitamin C vào thức ăn cho cá, để tăng khả năng đề kháng của cá.
Khi cá bị bệnh, cần điều trị sớm theo 3 bước sau:
  • Bước 1: Sát trùng nguồn nước ao nuôi bằng BIO BKC FOR FISH (1 lít/ 2000 m3). Hoặc BIOXIDE FOR FISH (1 lít/ 1000 m3) .
  • Bước 2: Trộn thức ăn BIO AMOXICILLIN 50% FOR FISH ( 100g/ 1.000 kg cá) liên tục 5-7 ngày để phòng nhiếm khuẩn thứ phát.
  • Bước 3: Bổ sung C FEED để tăng sức đề kháng, tăng tỷ lệ sống.
Vừa rồi thông tin về bệnh lở loét trên cá, cách phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả. Hy vọng bà con áp dụng thành công và có được vụ mùa bội thu 🙂 Xem thêm nhiều bài viết hữu ích tại đây!
Trần Hiền
Nguồn: thuoctrangtrai.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

[pt_view id=”adde466qv7″]

Nuôi Thủy Sản

[pt_view id=”635dd9bpaz”]

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

[pt_view id=”86781db8gd”]