Hướng dẫn chăn nuôi chim cút thả vườn tiết kiệm, đơn giản

Hướng dẫn chăn nuôi chim cút thả vườn tiết kiệm, đơn giản
4 phút, 1 giây để đọc.

Trong những năm gần đây, chim cút trở thành một trong những giống gia cầm được nuôi phổ biến ở nước ta. Với hiệu quả kinh tế cao cùng chi phí chăn nuôi hợp lý, chăn nuôi chim cút thả vườn đang trở thành xu hướng chăn nuôi mới của nhiều hộ chăn nuôi. 

Chuồng trại chăn nuôi chim cút thả vườn

Hướng dẫn chăn nuôi chim cút thả vườn tiết kiệm, đơn giản

Chim cút vốn có nguồn gốc là chim hoang dã nên loài chim này có bản tính khá nhút nhát; dễ bị kích động bởi tiếng ồn. Vì vậy, chuồng chim cút nên đặt ở nơi yên tĩnh, có ít người lạ cũng như động vật qua lại.

Chuồng nuôi chim cút cần đảm bảo kích thước 1 x 0,5 x 0,2 (m) và thả nuôi với mật độ 20 – 25 con/chuồng. Nên làm chuồng nuôi chim cút bằng các vật liệu như: Gỗ, tre, thép để dễ dàng di chuyển và vệ sinh thường xuyên. Lưới ngăn (bao xung quanh) sử dụng lưới ô vuông có mắt lỗ 1 x 1 (cm).

Ðáy chuồng làm bằng mắt lưới ô vuông có kích thước 1 – 1,5 cm; đảm bảo cho chim cút di chuyển dễ dàng, thoải mái mà vẫn đủ để phân lọt và rơi xuống khay hứng bên dưới.

Chọn cút giống

Hiện, ở Việt Nam nuôi chủ yếu là chim cút Nhật Bản. Ðây là giống chim rất dễ nuôi, sức đề kháng mạnh, sinh sản tốt (đẻ 260 – 300 trứng/năm) trong thời gian dài.

Con trống: Ở loài chim cút thì con trống nhỏ hơn con mái; nên chọn mua con giống 25 – 30 ngày tuổi và nặng khoảng 70 – 90 g/con. Khi chọn giống cần chọn những chim nhanh nhẹn, không dị tật, lông mượt, da nhẵn, đầu nhỏ, mỏ ngắn, cổ dài, lông ngực vàng hoặc vàng nâu và ngực nở.

Con mái: Chọn con mái có trọng lượng >100 g, cổ nhỏ, lông mượt; lông ngực đốm trắng đen, xương chậu rộng sẽ đẻ tốt, hậu môn nở, đỏ hồng.

Trong nuôi thả vườn, tỷ lệ cút mái và trống là 4:1.

Thức ăn khi chăn nuôi chim cút thả vườn

Ngoài thức ăn chim cút tự kiếm, người nuôi có thể bổ sung thức ăn công nghiệp và các loại ngũ cốc khác vào thức ăn như: Tấm, cám gạo, các loại đậu, kê, cao lương… và một số thức ăn thô xanh như các loại rau.

Cho ăn các dạng thức ăn khác nhau theo từng độ tuổi của chim cút. Chim cút dưới 10 ngày tuổi: Nuôi hoàn toàn bằng cám công nghiệp; Chim cút 10 – 20 ngày tuổi: Trộn tấm và cám theo tỷ lệ 1:1; Chim cút trên 20 ngày tuổi: Có thể bổ sung thêm mồi tươi và rau vào khẩu phần ăn hàng ngày.

Nên cho cút ăn khoảng 3 – 4 lần/ngày, cho ăn với số lượng ít, khi hết lại cho thêm. Không nên cho ăn quá nhiều khiến chim cút béo, làm giảm chất lượng thịt. Tỷ lệ thức ăn nên cân bằng ở mức: 4 bắp: 1 lúa: 1 cám. Ðồng thời bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất và rau xanh.

Phòng bệnh

Chim cút có sức đề kháng tốt hơn các gia cầm khác như gà, vịt, ngan… Tuy nhiên, khi nuôi thả vườn, chim cút tiếp xúc với môi trường tự nhiên khá nhiều nên khả năng nhiễm bệnh cao. Vì vậy, người nuôi cần thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh thật kỹ. Ngoài vệ sinh chuồng trại, sát khuẩn định kỳ, rửa sạch máng ăn, máng uống, thu gom phân hàng ngày cần lưu ý thêm các vấn đề sau:

Tiêm vaccine phòng bệnh: Newcastle, tiêu chảy, bại liệt… và một số bệnh liên quan tới tiêu hóa.

Cho uống nước rượu tỏi; men vi sinh khi cút còn nhỏ (bắt đầu 3 – 5 ngày tuổi) để tăng cường sức đề kháng.

Ðảm bảo thức ăn tươi, sạch và cho ăn ít một; tránh dư thừa khiến thức ăn bị ôi thiu, gây ngộ độc.

Khi thời tiết hoặc môi trường sống thay đổi; cần phải vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng thật tốt; có thể bổ sung kháng sinh và vitamin cho cút 3 – 5 ngày để tăng cường sức đề kháng và chống stress gây hại.

Thường xuyên theo dõi cân cút để phòng và trị bệnh kịp thời; nhất là những bệnh thường gặp như: Ngộ độc thức ăn (Aflatoxin), suy dinh dưỡng, sưng mắt, tiêu chảy và phân sáp, bệnh thương hàn, CRD, viêm ruột hoại tử…

Trên đây là hướng dẫn chăn nuôi chim cút thả vườn hiệu quả; chúc bà con áp dụng thành công vào mô hình chăn nuôi của mình.

Nguồn: tapchigiacam.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Quản lý bệnh thường gặp trên cây ngô để tăng năng suất

Quản lý bệnh thường gặp trên cây ngô để tăng năng suất

Danh sách những bệnh thường gặp trên cây ngô dưới đây sẽ giúp nông hộ chủ động phòng bệnh. Cùng …
Xem Chi Tiết
Các loại bệnh trên cây lan: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh

Các loại bệnh trên cây lan: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh (P2)

Biết rõ các dấu hiệu bệnh trên cây lan giúp bạn có hướng xử lý đúng. Trong chuyên đề này, …
Xem Chi Tiết
Các loại bệnh trên cây lan: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh (P1)

Các loại bệnh trên cây lan: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh (P1)

Muốn chăm sóc cây lan khỏe mạnh, bạn cần nắm rõ các bệnh trên cây lan. Từ đó có biện …
Xem Chi Tiết
Bệnh rỉ sắt trên cây hoa hồng

Bệnh rỉ sắt trên cây hoa hồng và cách phòng bệnh

Bệnh rỉ sắt trên cây hoa hồng là một trong những bệnh thường gặp. Bạn cần phải phát hiện sớm …
Xem Chi Tiết
cách phòng bệnh cháy lá, cháy ngọn trên hoa ly

Mách nông hộ cách phòng bệnh cháy lá, cháy ngọn trên hoa ly

Bệnh cháy lá, cháy ngọn trên cây ly khiến năng suất hoa giảm. Do đó, nông hộ nên sớm có …
Xem Chi Tiết
Bệnh lùn sọc đen nguy hiểm như thế nào trên cây lúa, ngô?

Bệnh lùn sọc đen nguy hiểm như thế nào trên cây lúa, ngô?

Bệnh lùn sọc đen nguy hiểm như thế nào trên cây lúa, ngô? Mời nông hộ theo dõi bài viết …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Nuôi lươn không bùn chất lượng, hiệu quả kinh tế cao

Nuôi lươn không bùn chất lượng, hiệu quả kinh tế cao

Nuôi lươn không bùn đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều so với nuôi cá truyền thống …
Xem Chi Tiết
Nuôi tôm nước lợ áp dụng công nghệ nào để hiệu quả?

Nuôi tôm nước lợ áp dụng công nghệ nào để hiệu quả?

Sở NN-PTNT Khánh Hòa vừa có thông báo về lịch thời vụ nuôi tôm nước lợ năm 2021. Theo đó, …
Xem Chi Tiết
Phòng ngừa và điều trị bệnh ở cá ngừ nuôi lồng hiệu quả

Phòng ngừa và điều trị bệnh ở cá ngừ nuôi lồng hiệu quả

Hình thức nuôi cá lồng đem lại nhiều giá trị kinh tế cho người nuôi và có đóng góp to …
Xem Chi Tiết
Giải pháp kiểm soát bệnh sữa trên tôm hùm nuôi

Giải pháp kiểm soát bệnh sữa trên tôm hùm nuôi

Tôm hùm là đối tượng nuôi biển trọng điểm ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Tôm được nuôi …
Xem Chi Tiết
Biện pháp kiểm soát bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm

Biện pháp kiểm soát bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm

Theo khuyến cáo, nếu tôm có biểu hiện chậm lớn, bỏ ăn, lờ đờ, tấp mé và rớt đáy. Đặc …
Xem Chi Tiết
Nhận biết và phòng ngừa kịp thời bệnh nấm thủy mi trên cá

Nhận biết và phòng ngừa kịp thời bệnh nấm thủy mi trên cá

So với các loài vật nuôi khác, cá là loài khó nuôi và chăm sóc hơn rất nhiều. Bởi khi …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Kiểm soát bệnh cầu trùng ở gà

Mẹo nhỏ giúp kiểm soát bệnh cầu trùng hiệu quả cho gà

Kiểm soát bệnh cầu trùng trên gà hiệu quả bằng những cách dưới đây. Đảm bảo nông hộ sẽ tăng …
Xem Chi Tiết
Mách nông hộ phương pháp phòng bệnh gà cắn mổ lông nhau

Mách nông hộ phương pháp phòng bệnh gà cắn mổ lông nhau

Điều trị bệnh gà cắn mổ lông nhau không khó. Quan trọng nhất là nông hộ cần phát hiện bệnh …
Xem Chi Tiết
bệnh lở mồm long móng

Biện pháp phòng và điều trị bệnh lở mồm long móng hiệu quả

Các chuyên gia cho biết, điều trị bệnh lở mồm long móng chỉ có thể chữa triệu chứng. Do đó, …
Xem Chi Tiết
Dấu hiệu bệnh lở mồm long móng điển hình ở lợn

Dấu hiệu bệnh lở mồm long móng điển hình ở lợn

Bệnh lở mồm long móng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh, gây hiệu quả nghiêm trọng về …
Xem Chi Tiết
Những điều nông hộ cần biết trước khi nuôi gà thả vườn (P2)

Những điều nông hộ cần biết trước khi nuôi gà thả vườn (P2)

Những điều nông hộ cần biết trước khi nuôi gà thả vườn (P2) tiếp tục với những lưu ý quan …
Xem Chi Tiết
Dụng cụ chăn nuôi gà thả vườn

Những điều nông hộ cần biết trước khi nuôi gà thả vườn (P1)

Trước khi nuôi gà thả vườn, bạn nên tìm hiểu các yếu tố kỹ thuật chuồng nuôi. Đồng thời là …
Xem Chi Tiết