Làm gì để nâng cao sức đề kháng của tôm khi trời mưa lớn kéo dài

Làm gì để nâng cao sức đề kháng của tôm khi trời mưa lớn kéo dài

Khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là khi chuyển sang mùa mưa, đặc tính ao tôm sẽ có nhiều thay đổi lớn. Nếu không chăm sóc đúng cách sẽ ảnh hưởng đến sức đề kháng của tôm, ảnh hưởng đến sản lượng tôm sau cùng. Dưới đây là cách nâng cao sức đề kháng của tôm và giúp tôm chống chội tốt với các biến động thời tiết.

Ổn định độ pH

Ao nuôi thông thường có pH dao động ở mức 7,5 – 8,5, thích hợp cho sự tăng trưởng và phát triển của tôm. Mưa lớn hoặc mưa kéo dài, làm tăng lượng nước mưa vào trong ao nuôi, do nước mưa có tính chất axit cộng thêm quá trình rửa trôi phèn từ bờ xuống ao tôm làm cho pH trong ao tôm giảm. Vì vậy, người nuôi cần bón vôi trước và trong những trận mưa kéo dài.

Làm gì để nâng cao sức đề kháng của tôm khi trời mưa lớn kéo dài

Lưu ý: Rải vôi dọc theo đường bờ ao khi trời mưa với liều lượng 10 kg/100 m2. Nếu đo pH trong ao tôm thấp; sử dụng vôi nông nghiệp CaCO3 liều lượng 10 – 20 kg/1.000 m3 nước ao tùy giá trị pH đo được (chạy quạt để trộn đều nước); xử lý từ từ cho đến khi pH nằm trong ngưỡng thích hợp (từ 7,5 trở lên).

Kiểm soát độ kiềm trong ao nuôi

Độ kiềm thích hợp cho ao nuôi tôm sú là từ 85 – 130 mg/l; tôm thẻ chân trắng nằm trong khoảng 100 – 150 mg/l. nuôi tôm mùa mưa; độ kiềm ao nuôi có xu hướng giảm do lượng nước mưa đổ vào ao lớn.

Vì vậy, cần dùng vôi Dolomite ngâm vào nước ngọt sạch sau 24 giờ tạt đều xuống ao vào 8 – 10 giờ đêm với mức 1,655g vôi Dolomite/1m3 nước sẽ tăng độ kiềm lên 1 mg/l.

Xử lý nước ao bị đục

Nước ao tôm bị đục gây hạn chế khả năng quang hợp của tảo; gây thiếu oxy cục bộ trong ao, làm tôm thiếu oxy, cực đoan có thể khiến tảo tàn đột ngột; tôm bị đen mang, vàng mang do ảnh hưởng của những vật chất lơ lửng có trong nước bám vào mang tôm.

Xử lý nước ao bị đục

Để xử lý tốt tình trạng này, có thể sử dụng muối vô cơ như nhôm sunfat Al2(SO4)3 hoặc thạch cao để làm trong nước. Sau khi nước giảm đục, cần tiến hành gây màu nước để tạo môi trường ổn định cho tôm nuôi.

Cho tôm ăn đúng cách

Người nuôi cần quan sát thời tiết, khi trời âm u kéo dài kèm theo đó là dấu hiệu sắp mưa; thì cần phải giảm ngay lượng thức ăn hoặc ngưng cho ăn. Mỗi khi nhiệt độ giảm đi khoảng 20C thì lượng thức ăn tôm tiêu thụ giảm khoảng 30%. Cần kiểm tra nhiệt độ nước trong ao trước khi cho tôm ăn.

Tôm ngừng ăn khi nhiệt độ giảm đột ngột từ mức thích hợp (280C – 300C) xuống tới 220C. Lưu ý, đảm bảo lượng thức ăn không được dư thừa, vì đó là nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường nước, dẫn đến tảo tàn, tăng khí độc, môi trường cho vi sinh vật gây bệnh phát triển…

Nếu trời mưa kéo dài, tôm sẽ bị mềm vỏ, khó lột xác do độ kiểm giảm thấp. Lúc này, cần cho tôm ăn thức ăn chất lượng cao; trộn thêm các loại Vitamin C, Vitamin tổng hợp và các loại khoáng chất vào thức ăn hàng; ngày giúp tăng sức đề kháng cho tôm nuôi.

Bổ sung chất khoáng cho tôm đầy đủ

Việc bổ sung khoáng chất vào thức ăn còn phụ thuộc vào từng loại khoáng khác nhau. Có thể lựa chọn dạng muối tinh thể, dễ dàng hòa tan trong môi trường nước. Tốt nhất nên trộn cho ăn thì hiệu quả sẽ cao hơn nhiều

Để đảm bảo cho quá trình tôm lột vỏ; nếu môi trường có độ mặn thấp hơn 4‰ thì việc bổ sung 5-10 mg K+/lít và 10-20 mg Mg2+/lít là vô cùng cần thiết. Trong nước nuôi tôm, đảm bảo tỉ lệ Na:K phải đạt 28:1 và Mg:Ca là 3,1:1.

Bổ sung chất khoáng cho tôm đầy đủ

Nên bổ sung khoáng chất tốt nhất là vào thời điểm tôm nuôi lột xác, vào ban đêm lúc 10-12 giờ. Khi tôm lột xác, nhu cầu oxy sẽ tăng cao gấp đôi và sau khi lột xác; tôm sẽ bắt đầu hấp thu khoáng chất từ môi trường nước để tạo vỏ; quá trình hấp thu khoáng chất diễn ra mạnh mẽ vào giai đoạn 2 – 4 giờ sáng.

Khi tôm có biểu hiện mềm vỏ, kéo dài trong thời gian dài. Người nuôi cần phải tạt khoáng bột xuống ao với liều lượng 1 kg/1.000 m3; kết hợp trộn khoáng nước 10 ml/1 kg thức ăn (2 lần/ngày). Tôm thẻ chân trắng khoảng 30 – 65 ngày tuổi là giai đoạn tăng trưởng mạnh nhất; vì vậy cần phải bổ sung khoáng nước với hàm lượng Ca, Mg cao vào thời điểm này là vô cùng cần thiết.

Trên đây là cách nâng cao sức đề kháng của tôm và giúp tôm chống chội tốt với các biến động thời tiết. Chúc bà con áp dụng thành công vào mô hình nuôi thủy sản của mình.

Nguồn: drtom.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

[pt_view id=”adde466qv7″]

Nuôi Thủy Sản

[pt_view id=”635dd9bpaz”]

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

[pt_view id=”86781db8gd”]