5 nguyên nhân gây tiêu chảy ở heo con và dấu hiệu bệnh

5 nguyên nhân gây tiêu chảy ở heo con và dấu hiệu bệnh

Bệnh tiêu chảy ở heo con do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chia sẻ của chuyên gia về 5 nguyên nhân chính khiến heo con bị tiêu chảy.

Bệnh tiêu chảy ở heo con là một loại bệnh phổ biến mà người chăn nuôi thường gặp và được quan tâm nhiều nhất.Bệnh gây thiệt hại kinh tế rất nặng nề do ảnh hưởng tới cả quá trình chăn nuôi vì khi mắc bệnh, heo con sẽ gấy ốm, giảm đề kháng, giảm tăng trọng hoặc thậm chí heo con sẽ bị chết.

Bệnh tiêu chảy là hiện tượng bài tiết phân dưới dạng lỏng. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh này nên cần phải có cách tiếp cận để tìm được nguyên nhân gây bệnh để điều trị hiệu quả.

Vi khuẩn

5 Nguyên nhân gây tiêu chảy ở heo con

  • Một số vi khuẩn là nguyên nhân gây ra tiêu chảy, thủ phạm chính là E. coli, Campylobacter và Samonella.
  • Heo con tiêu chảy phân màu trắng, vàng lẫn bọt khí. Giảm bú ngày càng nặng dẫn đến mất nước và điện giải nên bệnh súc gầy, yếu, đi lại khó khăn, lông xù, da khô, thân nhiệt tăng hoặc bình thường. Nếu không điều trị kịp thời chuyển qua mãn tính dẫn đến lợn còi cọc và chết.

Virus

Virus tiêu chảy cấp trên heo (PED): thường xảy ra ở chuồng trại dơ, lạnh hay ẩm ướt và heo con chưa được tiêm sắt… Virus tấn công vào hệ nhung mao thành ruột làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng, gây mất nước.

Heo con bị phân lỏng, mùi tanh, phân màu trắng đục hoặc vàng nhạt, phân dính bết ở hậu môn. Tuy virus PED tồn tại lâu trong môi trường và chất thải nhưng lại dễ bị tiêu diệt bởi ánh sáng và chất sát trùng. Chính vì vậy để phòng chống bệnh thì cần khử trùng chuồng trại, vệ sinh sạch sẽ là khâu rất quan trọng.

Do virus Rotavirus: Bất cứ khi nào thấy bệnh tiêu chảy ở heo con 10-40 ngày tuổi thì có thể suy đoán rằng nhiễm rotavirus như là nguyên nhân chính hoặc là một nguyên nhân thứ phát.

Lúc đầu tiêu chảy phân màu trắng hoặc vàng, nhưng sau vài giờ hoặc vài ngày phân đặc như kem rồi keo quánh trước khi trở lại bình thường. Heo con bị hốc hác, đôi khi lại bị ói.

Bệnh cầu trùng

* Giai đoạn 1: nhiễm cầu trùng:

  • Phân heo tiêu chảy từ vàng đến xám là biểu hiện lâm sàng quan trọng. Ban đầu phân sệt hay lỏng. Sau đó càng ngày càng lỏng hơn trong suốt quá trình nhiễm.
  • Thân heo xù lông, dơ và dính phân có mùi hôi. Trong trường hợp bệnh nặng heo con có thể hôn mê rồi chết vì mất nước đáng kể.

* Giai đoạn 2: bị bội nhiễm các bệnh khác ngoài cầu trùng.

Nếu heo chỉ nhiễm cầu trùng thôi thì tỷ lệ chết sẽ ở mức trung bình, nhưng nếu bội nhiễm thêm các vi khuẩn, virus hay ký sinh trùng thì tỷ lệ chết sẽ cao và biểu hiện lâm sàng sẽ phức tạp hơn.

Ví dụ sẽ co giật hoặc xuất huyết biểu hiện ở những đốm đỏ hoặc màng đỏ ở ruột. Tiêu chảy sẽ kéo dài 3 – 4 ngày. Heo bỏ ăn, gầy yếu, kém linh hoạt. Mức độ bệnh lý phụ thuộc vào sự nhiễm cầu trùng và bội nhiễm nhiều hay ít.

Xem thêm: Triệu chứng bệnh viêm da nổi cục và cách phòng bệnh hiệu quả

Heo con bị tiêu chảy do không bú đủ sữa đầu

Heo con bị tiêu chảy do không bú đủ sữa đầu

Heo con mới sinh ra cần phải được bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Đặc biệt trong 6- 10 giờ đầu tiên và chậm nhất phải trước 24 giờ. Sữa đầu rất quan trọng vì có hàm lượng dinh dưỡng cao cung, cấp năng lượng cho heo con. Sữa có một hàm lượng rất lớn các kháng thể quan trọng ( Kháng thể do mẹ truyền) giúp heo con vượt qua được những bệnh nguy hiểm trong khoảng 3 – 4 tuần đầu tiên nê người chăn nuôi cần cho heo con bú sữa đầu càng sớm và càng nhiều càng tốt.

Chế độ ăn uống và dinh dưỡng

Tiêu chảy có thể xảy ra bởi bất kỳ sự thay đổi nào trong chế độ ăn của heo con. Sự khác biệt trong đặc điểm dinh dưỡng hoặc chất lượng thức ăn cũng gây nên rối loạn tiêu hóa. Việc thay đổi thành phần thức ăn, hay thậm chí biến thể về số lượng thức ăn cũng là nguyên nhân gây nên bệnh. Việc nguồn nước hoặc nguồn thức ăn bị nhiễm bẩn cũng góp phần ảnh hưởng không tốt đến chức năng dạ dày và ruột.

Hiểu rõ 5 nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy ở heo con trên đây, người chăn nuôi có thể kiểm soát bệnh hiệu quả.

Nguồn: Apanano.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

[pt_view id=”adde466qv7″]

Nuôi Thủy Sản

[pt_view id=”635dd9bpaz”]

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

[pt_view id=”86781db8gd”]