Mách nông hộ cách xử lý bệnh vàng lá thối rễ trên cây sầu riêng

Mách nông hộ cách xử lý bệnh vàng lá thối rễ trên cây sầu riêng

Bệnh vàng lá thối rễ trên cây sầu riêng gây chết cây. Hoặc làm giảm năng suất, chất lượng quả. Cùng tìm hiểu cách khắc phục dưới đây.

Những năm gần đây, Sầu riêng được mở rộng diện tích do nó có giá trị kinh tế cao . Sầu riêng thường được trồng nhiều ở Đồng bằng Sông Cửu Long và Miền Đông Nam Bộ. Việc mở rộng diện tích khiến cho sâu bệnh lây lan nhanh chóng. Một trong số đó là Vàng lá thối rễ sầu riêng.

Đặc điểm bệnh vàng lá thối rễ trên cây sầu riêng

Mách nông hộ cách xử lý bệnh vàng lá thối rễ trên cây sầu riêng

Biểu hiện trên lá : Vàng lá có thể xảy ra trên một vài nhánh hay trên toàn cây. Triệu chứng xuất hiện trên lá non, sau đó đến các lá già. Khi cây bị bệnh bị lay động mạnh hoặc có gió mạnh làm cho lá vàng bị rụng nhiều, có khi trơ cả cành và cây chết dần.

Biểu hiện ở rễ : Khi xới lớp đất mặt sẽ thấy phần rễ bị thối màu nâu, vỏ rễ dễ bị tuột ra khỏi phần thân. Phần rễ bị tổn thương, mất khả năng hấp thụ nước và dinh dưỡng nuôi cây, cây trở nên còi cọc, xơ xác.

Xem thêm: Tìm hiểu về các bệnh hại trên cây mít và biện pháp phòng trừ

Các nguyên nhân gây bệnh vàng lá thối rễ

Nguyên nhân trực tiếp gây bệnh là do các loại nấm Fusarium, Pythium, Phytophthora và tuyến trùng gây ra. Trong đó Phytophthora palmivora là chủ lực, ngoài ra tuyến trùng gây tổn thương rễ tạo điều kiện nấm bệnh xâm nhiễm nhanh hơn.

Đất bị chua, bị phèn

Mách nông hộ cách xử lý bệnh vàng lá thối rễ trên cây sầu riêng

Đất chua là đất có pH<5. Đất chua hay pH thấp làm giảm sự hữu ích của các dinh dưỡng khoáng cung cấp cho cây. Khi đất chua, các khoáng sét trong đất bị phá vỡ, cây không lấy được dưỡng chất khiến cây sinh trưởng kém. Hệ rễ bị nhiễm độc, làm giảm sức đề kháng là yếu tố thuận lợi để nấm bệnh phát triển gây vàng lá thối rễ.

Đất sét, ít hữu cơ:

Đất sét có độ kết dính cao nên khả năng thoáng khí kém, thoát nước chậm. Vì thế, gây nên tình trạng ứ đọng nước vào mùa mưa làm vàng lá thối rễ. Vào mùa khô, đất cứng rắn dạng cục, bề mặt nứt nẻ làm đứt rễ cây trong đất. Khi đất cằn cỗi sẽ khiến rễ cây rất khó có thể đâm sâu hút nước và dinh dưỡng. Chúng càng cố gắng đâm sâu càng bị tổn thương khiến cây suy yếu. Khi cây suy yếu là điều kiện cho các loại nấm bệnh xâm nhập gây vàng lá thối rễ.

Đất vườn kém thoát nước vào mùa mưa :

Nếu vườn có hệ thống thoát nước kém, mực nước trong vườn quá cao sẽ làm chết Vi sinh vật có lợi, khiến cho rễ cây thiếu oxy để hô hấp. Nó làm cho rễ bị phân hủy và khiến chúng không thể cung cấp chất dinh dưỡng và nước thiết yếu cho cây.. Đây chính là cửa ngõ cho nấm bệnh xâm nhập gây hại gây ra bệnh vàng lá thối rễ. Nấm Fusarium solani có cơ hội xâm nhập vào rễ thông qua các vết thối và tấn công dần phần rễ này. Kể từ khi bắt đầu xâm nhập cho đến khi triệu chứng bệnh thể hiện cần có thời gian ủ bệnh vài tháng. Do đó ở các vườn, bệnh không xuất hiện ngay mùa mưa, lúc đất bị oi nước. Mà bệnh thường xuất hiện nghiêm trọng trong đầu mùa nắng .

Biện pháp phòng ngừa vàng lá thối rễ sầu riêng

vàng lá thối rễ sầu riêng

Để xử lý bệnh vàng lá thối rễ sầu riêng cần phải tiến hành cắt bỏ những cành bị vàng để giảm áp lực cho rễ. Xới đất xung quanh gốc cho tơi, tránh làm đứt rễ. Sau đó tưới kết hợp giữa diệt nấm, tái tạo lại hễ rễ và bổ sung dinh dưỡng cho cây. Bà con nên nhớ trong thời gian cây bị vàng lá thối rễ tuyệt đối không được bón NPK. Sau khoảng 20 ngày có thể bón phân bón với liều lượng nhỏ hoặc pha loãng. Sau đó tăng dần lượng bón lên để cây thích nghi dần. Muốn cây phục hồi nhanh hơn thì bón trung vi lượng và phun phân bón lá.

Trên đây là cách phòng và trị bệnh vàng lá thối rễ trên cây sầu riêng rất hiệu quả. Chúc nông hộ phòng bệnh hiệu quả để có mùa vụ bội thu nhé.

Nguồn: Sinhhocvietnam.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

[pt_view id=”adde466qv7″]

Nuôi Thủy Sản

[pt_view id=”635dd9bpaz”]

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

[pt_view id=”86781db8gd”]