Hướng dẫn canh tác cây hoa lan hồ điệp nở lâu bằng than củi

cây hoa lan hồ điệp
3 phút, 51 giây để đọc.

Lan hồ điệp là giống lan có hoa lâu tàn nhất và dễ dàng nở hoa ở nhiều điều kiện khác nhau. Do vậy theo các nước ở Châu Âu lan hồ điệp luôn được coi là một món quà của tình yêu. Lan hồ điệp còn tượng trưng cho sự sáng trong sung túc. Dưới đây là hướng dẫn canh tác cây hoa lan hồ điệp nở lâu bằng than củi.

Kỹ thuật chọn chậu canh tác lan hồ điệp

Hướng dẫn canh tác cây hoa lan hồ điệp nở lâu bằng than củi

Kỹ thuật trồng lan hồ điệp đem lại cho cây sinh trưởng phát triển tốt thì yếu tố chọn chậu cây để trồng cũng khá quan trọng. Trước hết cần phải chọn chậu trồng phù hợp với kích thước cây, đừng chọn chậu to quá. Nếu muốn cây mau ra hoa nên chọn chậu vừa phải để tránh cây phát triển nhiều lá mà không chịu ra hoa. Nếu là chậu đất nung thì rất tốt, nhưng bạn phải ngâm chậu trong nước cho chậu ngấm no nước rồi mới trồng cây; nếu là chậu nhựa có thể trồng cây luôn.

Chuẩn bị than

Than trồng lan hồ điệp phải đốt từ củi. Ưu điểm của than khi trồng lan hồ điệp là 5-6 năm mới phải thay chậu và chỉ dùng một cỡ cho đủ thứ cây lớn nhỏ. Một số loại côn trùng trong đó sên không vỏ (Slug) không ưa sống trong than, do vậy giá thể có than đã hạn chế sự phá hại rễ của một số loại côn trùng. Nhược điểm than giữ chất muối và phân bón cho nên thỉnh thoảng (1-2 tháng) phải xả thật nhiều nước cho giá thể không bị mặn.

Kỹ thuật canh tác lan hồ điệp

Đầu tiên, phần than củi, bạn để lót dưới chậu (khoảng 1/3 than củi dưới đáy chậu); sau đó cho 1 lớp mỏng sơ dừa đã băm nhỏ vào chậu rồi cho cây đứng với tư thế mong muốn. Tiếp đến cần cho hết phần còn lại sơ dừa vào chậu đến cách miệng chậu 1cm; không cần nén chặt nhưng vỗ xung quanh chậu cho sơ dừa xuống đều để giữ cây đứng sau đó tưới nước luôn cho cây.

Nếu trồng lan để chơi trên lan can, mái hiên, sân thượng cần đặt thêm các chậu cảnh khác như cau, mai chiếu thủy, nguyệt quế … để giảm bớt sự khô nóng do ảnh hưởng của kết cấu bê tông, mái tôn…xung quanh. Kỹ thuật trồng cây và chăm sóc lan hồ điệp không quá khó.

Trong điều kiện nhân tạo, thời gian hoa tàn là 3 tháng. Một số loài khác và giống lai có thời gian tươi kéo dài hơn. Một số giống có thể ra hoa quanh năm. Mùa hoa lan bắt đầu nở hoa từ tháng 12 đến cuối tháng 5.

Lan hồ điệp có nhiều hình dáng và kích cỡ. Người trồng có thể đặt cây vào chậu riêng hoặc bỏ nhiều cây chung vào một chậu. Chậu thông thường có thể chứa được nhiều cây và cây có thể ra hoa trong vòng hai năm nếu được chăm sóc hợp lý.

Kỹ thuật canh tác lan hồ điệp

Chăm sóc

Lan hồ điệp cần ánh sáng để phát triển tốt nhưng cần phải tránh ánh sáng trực tiếp. Lan hồ điệp cần độ ẩm từ 50-80%. Nếu độ ở môi trường có độ ẩm thấp hơn; người trồng có thể dùng màn che để hạn chế cây thoát hơi nước. Một biện pháp đề phòng khác là giữ cây ở trong chậu có chứa sỏi hay đá cuội và nước. Người chơi hoa phải đảm bảo cây phải luôn ở trên sỏi, đá cuội và không chạm vào nước.

Kỹ thuật kích thích cây ra hoa

Hoa lan hồ điệp tàn sau khi nở 3 tháng. Sau khi hoa tàn, bạn có thể điều khiển cho cây ra hoa lại bằng cách cắt bỏ toàn bộ cuống hoa. Thỉnh thoảng việc làm này cũng có thể cho một cụm hoa mới; mà nó có thể xuất hiện trong vòng 9 tháng. Phương pháp này rất tốt nếu cuống hoa già và có màu nâu.

Nhưng, nếu cuống hoa còn màu xanh, bạn có thể cắt một đốt trên cuống hoa. Đoạn cành cắt bỏ dài khoảng 10-12cm. Điều này có thể giúp hình thành một cành mới trong vòng 2-3 tuần.

Trên đây là hướng dẫn kỹ thuật canh tác cây hoa lan hồ điệp nở lâu bằng than củi. Chúc bà con áp dụng thành công vào mô hình trồng trọt của mình.

Nguồn: agriviet.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Quản lý bệnh thường gặp trên cây ngô để tăng năng suất

Quản lý bệnh thường gặp trên cây ngô để tăng năng suất

Danh sách những bệnh thường gặp trên cây ngô dưới đây sẽ giúp nông hộ chủ động phòng bệnh. Cùng …
Xem Chi Tiết
Các loại bệnh trên cây lan: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh

Các loại bệnh trên cây lan: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh (P2)

Biết rõ các dấu hiệu bệnh trên cây lan giúp bạn có hướng xử lý đúng. Trong chuyên đề này, …
Xem Chi Tiết
Các loại bệnh trên cây lan: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh (P1)

Các loại bệnh trên cây lan: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh (P1)

Muốn chăm sóc cây lan khỏe mạnh, bạn cần nắm rõ các bệnh trên cây lan. Từ đó có biện …
Xem Chi Tiết
Bệnh rỉ sắt trên cây hoa hồng

Bệnh rỉ sắt trên cây hoa hồng và cách phòng bệnh

Bệnh rỉ sắt trên cây hoa hồng là một trong những bệnh thường gặp. Bạn cần phải phát hiện sớm …
Xem Chi Tiết
cách phòng bệnh cháy lá, cháy ngọn trên hoa ly

Mách nông hộ cách phòng bệnh cháy lá, cháy ngọn trên hoa ly

Bệnh cháy lá, cháy ngọn trên cây ly khiến năng suất hoa giảm. Do đó, nông hộ nên sớm có …
Xem Chi Tiết
Bệnh lùn sọc đen nguy hiểm như thế nào trên cây lúa, ngô?

Bệnh lùn sọc đen nguy hiểm như thế nào trên cây lúa, ngô?

Bệnh lùn sọc đen nguy hiểm như thế nào trên cây lúa, ngô? Mời nông hộ theo dõi bài viết …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Nuôi lươn không bùn chất lượng, hiệu quả kinh tế cao

Nuôi lươn không bùn chất lượng, hiệu quả kinh tế cao

Nuôi lươn không bùn đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều so với nuôi cá truyền thống …
Xem Chi Tiết
Nuôi tôm nước lợ áp dụng công nghệ nào để hiệu quả?

Nuôi tôm nước lợ áp dụng công nghệ nào để hiệu quả?

Sở NN-PTNT Khánh Hòa vừa có thông báo về lịch thời vụ nuôi tôm nước lợ năm 2021. Theo đó, …
Xem Chi Tiết
Phòng ngừa và điều trị bệnh ở cá ngừ nuôi lồng hiệu quả

Phòng ngừa và điều trị bệnh ở cá ngừ nuôi lồng hiệu quả

Hình thức nuôi cá lồng đem lại nhiều giá trị kinh tế cho người nuôi và có đóng góp to …
Xem Chi Tiết
Giải pháp kiểm soát bệnh sữa trên tôm hùm nuôi

Giải pháp kiểm soát bệnh sữa trên tôm hùm nuôi

Tôm hùm là đối tượng nuôi biển trọng điểm ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Tôm được nuôi …
Xem Chi Tiết
Biện pháp kiểm soát bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm

Biện pháp kiểm soát bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm

Theo khuyến cáo, nếu tôm có biểu hiện chậm lớn, bỏ ăn, lờ đờ, tấp mé và rớt đáy. Đặc …
Xem Chi Tiết
Nhận biết và phòng ngừa kịp thời bệnh nấm thủy mi trên cá

Nhận biết và phòng ngừa kịp thời bệnh nấm thủy mi trên cá

So với các loài vật nuôi khác, cá là loài khó nuôi và chăm sóc hơn rất nhiều. Bởi khi …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Mách nông hộ phương pháp phòng bệnh gà cắn mổ lông nhau

Mách nông hộ phương pháp phòng bệnh gà cắn mổ lông nhau

Điều trị bệnh gà cắn mổ lông nhau không khó. Quan trọng nhất là nông hộ cần phát hiện bệnh …
Xem Chi Tiết
bệnh lở mồm long móng

Biện pháp phòng và điều trị bệnh lở mồm long móng hiệu quả

Các chuyên gia cho biết, điều trị bệnh lở mồm long móng chỉ có thể chữa triệu chứng. Do đó, …
Xem Chi Tiết
Dấu hiệu bệnh lở mồm long móng điển hình ở lợn

Dấu hiệu bệnh lở mồm long móng điển hình ở lợn

Bệnh lở mồm long móng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh, gây hiệu quả nghiêm trọng về …
Xem Chi Tiết
Những điều nông hộ cần biết trước khi nuôi gà thả vườn (P2)

Những điều nông hộ cần biết trước khi nuôi gà thả vườn (P2)

Những điều nông hộ cần biết trước khi nuôi gà thả vườn (P2) tiếp tục với những lưu ý quan …
Xem Chi Tiết
Dụng cụ chăn nuôi gà thả vườn

Những điều nông hộ cần biết trước khi nuôi gà thả vườn (P1)

Trước khi nuôi gà thả vườn, bạn nên tìm hiểu các yếu tố kỹ thuật chuồng nuôi. Đồng thời là …
Xem Chi Tiết
Chuyên gia mách phương pháp phòng và điều trị bệnh ILT trên gà

Chuyên gia mách phương pháp phòng và điều trị bệnh ILT trên gà

Phòng và điều trị bệnh ILT trên gà khá đơn giản. Nông hộ nên có kế hoạch nhỏ và tiêm …
Xem Chi Tiết