Sublime China Information đã cho thấy sản lượng ngô ở Trung Quốc có thể giảm tới 20% trong năm 2021. Vì 3 cơn bão liên tiếp đổ bộ vào Trung Quốc đã ảnh hưởng lớn đến tình hình nông sản của nước này
Hàng trăm km cánh đồng ngô bị san phẳng vì bão
Sau 3 cơn bão liên tiếp đổ bộ vào tỉnh Hắc Long Giang, Tây Bắc Trung Quốc, Zhao Ge. Một nông dân ngao ngán khi ước tính mức thiệt hại đối với cánh đồng trồng ngô của gia đình mình.
Với vị trí cánh đồng cách bờ biển khoảng 800km, Zhao nói rằng anh chưa bao giờ nghĩ các cơn bão sẽ gây thiệt hại lớn đến vậy. Tuy nhiên, sự bất thường của thời tiết năm 2020 đã gây tác động mạnh tới Hắc Long Giang. Đây được xem là thủ phủ trồng ngô của Trung Quốc.
Trường hợp của Zhao vẫn là khá may mắn. Khu vực gần 13,3 hecta trồng ngô anh quản lý đã phần nào được bảo vệ bởi những ngọn đồi lân cận. Nhiều khu vực trồng ngô khác tại thị trấn Yongfa thì đều đã gần như mất trắng
Lúa sẽ bội thu, tình hình trồng ngô ảm đạm
Bộ trưởng Nông nghiệp Trung Quốc ông Hàn Trường Phú khẳng định năm nay sẽ là một vụ mùa lúa bội thu. Mà chủ yếu là do sự cải thiện trong khâu chăm sóc cũng như việc diện tích trồng trọt.
Tuy nhiên, một khảo sát thực tế tại khu vực trồng ngô lớn nhất ở Hắc Long Giang. Nơi đây đóng góp đến 15% sản lượng ngô toàn Trung Quốc. Đã cho thấy một thực tế ảm đạm khi hình ảnh các cánh đồng ngô kéo dài hàng trăm km bị san phẳng.
Chú trọng an ninh lương thực dưới tác động của thiên tai
Việc hàng loạt các thảm hoạ thiên nhiên xảy ra khiến nhiều người lo ngại về năng lực đảm bảo an ninh lương thực của Trung Quốc. Cho dù giới chức Bắc Kinh đã nhiều lần lên tiếng trấn an về vấn đề này. Ngô là một trong những nguồn thức ăn chăn nuôi chủ yếu tại nước này. Hiện giá đã tăng ở mức cao nhất trong 5 năm qua.
Vào đầu tháng 9, Phó Thủ tướng Hồ Xuân Hoa cũng đã đến thăm Hắc Long Giang và nhấn mạnh tầm quan trọng của an ninh lương thực. Khuyến cáo người dân cần nỗ lực giảm thiểu tác động từ thảm hoạ thiên nhiên đối với hoạt động nông nghiệp.
Số liệu có đang bị thổi phồng
Trung Quốc đã ghi nhận mức tăng liên tiếp trong thu hoạch lúa suốt 16 năm trở lại đây. Nhưng tại tỉnh Hà Nam, một trong những tỉnh sản xuất lúa mỳ lớn của Trung Quốc. Họ cho thấy người dân đang tích trữ một lượng lớn sản phẩm khi có dự báo giá lương thực sẽ tăng.
Cục Nông nghiệp của tỉnh Hắc Long Giang vẫn đã khẳng định “các cánh đồng lúa vẫn đang phát triển tốt và dự báo sẽ cho năng suất cao”. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng số liệu chính thức có thể đã bị thổi phồng. Và cho rằng đây là nhiệm vụ chính trị cần thiết vào lúc này.
Giống như dữ liệu khác, số liệu thu hoạch sản lượng lúa hàng năm chỉ dựa vào thông số được địa phương cung cấp. Và chúng không được một cơ quan độc lập nào kiểm chứng.
Người nông dân trồng ngô Trung Quốc không mấy lạc quan trong năm 2021
Tâm lý không mấy lạc quan của người nông dân đã khiến thương lái thu mua ngô nhanh chóng hành động. Bởi vì nếu thật sự lượng thu hoạch ngô tại tỉnh Hắc Long Giang và Cát Lâm sụt giảm 20%. Đây sẽ là một dư chấn lớn đối với thị trường Trung Quốc. Vì 2 tỉnh này dã cung ứng lên đến 1/4 tổng sản lượng ngô của Trung Quốc.
Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu ngô của Trung Quốc đang tăng nhanh chóng. Trung Quốc đặt giới hạn nhập khẩu ngô ở mức 7,2 triệu tấn trong năm 2020. Nhưng các cam kết nhập khẩu từ Mỹ đã vượt quá 9 triệu tấn. Điều này dã cho thấy nguồn cung thiếu hụt thực tế đang cao hơn dự báo.
Hiện tại, chính phủ Trung Quốc lại đang đẩy mạnh hỗ trợ cho quá trình sản xuất ngô. Theo các nhà chức trách Hắc Long Giang, trợ cấp cho hoạt động trồng đậu tương sẽ giảm xuống 526 USD/hectar. Trong khi đó nguồn hỗ trợ cho trồng ngô sẽ tăng từ 66 USD lên 83 USD.
Zhao cũng cho rằng dù trợ cấp có tăng lên. Nhưng nó sẽ không thể bù đắp thiệt hại mà mình đang phải hứng chịu. “Viễn cảnh lạc quan nhất với tôi trong năm nay chỉ là hòa vốn”
Từ những thông tin trên có thể thấy rõ sản lượng ngô ở Trung Quốc sẽ chưa kịp phục hồi đầu năm 2021. Việc nước này buộc nhập khẩu mặt hàng ngô số lượng lớn là điều tất yếu.
Xem tiếp bài viết: Nông Dân Brazil Bỏ Mía Sang Trồng Đậu Tương Bán Cho Trung Quốc
Nguồn: soha.vn
Ngọc Lân