Xác định thời điểm động dục ở bò cái để phối giống hiệu quả

Xác định thời điểm động dục ở bò cái để phối giống hiệu quả
3 phút, 13 giây để đọc.

Biết rõ thời điểm động dục ở bò giúp nông hộ nâng cao khả năng sinh sản. Đồng thời, phát huy hiệu quả kinh tế. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về quy trình lấy giống cho bò.

Thời điểm bò cái bắt đầu động dục

Bò có thể bắt đầu động dục lần đầu từ khi 13 – 15 tháng tuổi, tùy thuộc vào giống bò, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, khí hậu,…nhưng không nên cho bò phối giống vào lúc này. Vì khi đó bò cái chưa trưởng thành về thể vóc. Nên khi mang thai sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bò cái và con bê sinh ra.

  • Khi bò cái trên 16 tháng tuổi, có thể vóc to lớn thì mới bắt đầu phối giống.
  • Chu kỳ động dục trung bình là 21 ngày. Nhưng thường dao động trong khoảng từ 18 – 22 ngày.
  • Thời gian mỗi lần động dục ở bò khá biến động. Kéo dài trong khoảng 6 – 36 giờ nhưng phổ biến là 18 – 24 giờ.
  • Tuy nhiên, khoảng thời gian phối giống cho bò dễ có chửa chỉ kéo dài trong khoảng 10 – 12 giờ.

Thường thì người ta chọn thời điểm phối giống theo quy luật sáng – chiều. Tức là nếu thấy bò có biểu hiện động dục buổi sáng thì phối giống vào buổi chiều. Nếu bò động dục buổi chiều thì phối giống vào buổi sáng hôm sau.

Những dấu hiệu nhận biết bò cái động dục

  • Bò giảm ăn, hay nhớn nhác nhìn ngó, kêu rống
  • Quay đầu ra sau hít ngửi âm hộ
  • Nhảy lên lưng con khác hoặc để con khác nhảy
  • Âm hộ sưng đỏ
  • Chảy nước nhờn, ban đầu trong, lỏng sau keo lại và chuyển dần sang màu trắng đục
  • Kiểm tra bên trong thấy tử cung cứng hơn bình thường

Xem thêm: Chia sẻ bí quyết chọn heo nái cực chuẩn giúp sinh sản tốt

Cách phối giống cho bò cái

Phối giống trực tiếp bằng bò đực

Đối với chăn nuôi bò sinh sản hướng thịt, hoặc những vùng sâu, vùng xa không có cán bộ kỹ thuật thụ tinh nhân tạo thì phải phối giống cho bò cái bằng cách phối giống trực tiếp bằng bò đực.

Để đảm bảo chất lượng con giống và sức khỏe đàn bò, cần chú ý:

  • Chọn bò đực có tầm vóc to lớn, ngoại hình đẹp (thường dùng bò lai Sind) phối giống trực tiếp với bò cái khi bò cái động dục.
  • Không cho phối khi bò đang bị bệnh vì bệnh truyền nhiễm có thể truyền từ con đực sang con cái và ngược lại.

Phối giống bằng thụ tinh nhân tạo

Đối với chăn nuôi bò sữa nên chọn hình thức phối giống bằng thụ tinh nhân tạo để chọn lựa những giống có năng suất sữa cao. Đồng thời giảm mắc các bệnh truyền lây cho bò:

  • Chọn kỹ thuật viên có tay nghề, dụng cụ bảo quản tinh trùng đảm bảo.
  • Chọn lựa tinh giống phù hợp với giống bò cái đang nuôi để tránh cận huyết

Sau khi phối giống, bà con ghi chép thời điểm phối giống và theo dõi kết quả phối giống, nếu sau 3 tháng không thấy bò động dục trở lại và bò tăng lên về kích thước, khối lượng cơ thể thì có thể bò đã chửa.

Nếu chắc chắn, cần mời cán bộ chuyên môn khám thai cho bò bằng cách kiểm tra thai qua trực tràng.

Trên đây là hướng dẫn bà con chi tiết cách xác định thời điểm động dục của bò. Khi đã biết các dấu hiệu bò động dục, bà con có thể chủ động lấy giống cho bò. Chọn phương pháp phối giống phù hợp nhất để đạt hiệu quả kinh tế cao.

Nguồn: 2lua.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Quản lý bệnh thường gặp trên cây ngô để tăng năng suất

Quản lý bệnh thường gặp trên cây ngô để tăng năng suất

Danh sách những bệnh thường gặp trên cây ngô dưới đây sẽ giúp nông hộ chủ động phòng bệnh. Cùng …
Xem Chi Tiết
Các loại bệnh trên cây lan: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh

Các loại bệnh trên cây lan: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh (P2)

Biết rõ các dấu hiệu bệnh trên cây lan giúp bạn có hướng xử lý đúng. Trong chuyên đề này, …
Xem Chi Tiết
Các loại bệnh trên cây lan: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh (P1)

Các loại bệnh trên cây lan: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh (P1)

Muốn chăm sóc cây lan khỏe mạnh, bạn cần nắm rõ các bệnh trên cây lan. Từ đó có biện …
Xem Chi Tiết
Bệnh rỉ sắt trên cây hoa hồng

Bệnh rỉ sắt trên cây hoa hồng và cách phòng bệnh

Bệnh rỉ sắt trên cây hoa hồng là một trong những bệnh thường gặp. Bạn cần phải phát hiện sớm …
Xem Chi Tiết
cách phòng bệnh cháy lá, cháy ngọn trên hoa ly

Mách nông hộ cách phòng bệnh cháy lá, cháy ngọn trên hoa ly

Bệnh cháy lá, cháy ngọn trên cây ly khiến năng suất hoa giảm. Do đó, nông hộ nên sớm có …
Xem Chi Tiết
Bệnh lùn sọc đen nguy hiểm như thế nào trên cây lúa, ngô?

Bệnh lùn sọc đen nguy hiểm như thế nào trên cây lúa, ngô?

Bệnh lùn sọc đen nguy hiểm như thế nào trên cây lúa, ngô? Mời nông hộ theo dõi bài viết …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Nuôi lươn không bùn chất lượng, hiệu quả kinh tế cao

Nuôi lươn không bùn chất lượng, hiệu quả kinh tế cao

Nuôi lươn không bùn đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều so với nuôi cá truyền thống …
Xem Chi Tiết
Nuôi tôm nước lợ áp dụng công nghệ nào để hiệu quả?

Nuôi tôm nước lợ áp dụng công nghệ nào để hiệu quả?

Sở NN-PTNT Khánh Hòa vừa có thông báo về lịch thời vụ nuôi tôm nước lợ năm 2021. Theo đó, …
Xem Chi Tiết
Phòng ngừa và điều trị bệnh ở cá ngừ nuôi lồng hiệu quả

Phòng ngừa và điều trị bệnh ở cá ngừ nuôi lồng hiệu quả

Hình thức nuôi cá lồng đem lại nhiều giá trị kinh tế cho người nuôi và có đóng góp to …
Xem Chi Tiết
Giải pháp kiểm soát bệnh sữa trên tôm hùm nuôi

Giải pháp kiểm soát bệnh sữa trên tôm hùm nuôi

Tôm hùm là đối tượng nuôi biển trọng điểm ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Tôm được nuôi …
Xem Chi Tiết
Biện pháp kiểm soát bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm

Biện pháp kiểm soát bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm

Theo khuyến cáo, nếu tôm có biểu hiện chậm lớn, bỏ ăn, lờ đờ, tấp mé và rớt đáy. Đặc …
Xem Chi Tiết
Nhận biết và phòng ngừa kịp thời bệnh nấm thủy mi trên cá

Nhận biết và phòng ngừa kịp thời bệnh nấm thủy mi trên cá

So với các loài vật nuôi khác, cá là loài khó nuôi và chăm sóc hơn rất nhiều. Bởi khi …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Kiểm soát bệnh cầu trùng ở gà

Mẹo nhỏ giúp kiểm soát bệnh cầu trùng hiệu quả cho gà

Kiểm soát bệnh cầu trùng trên gà hiệu quả bằng những cách dưới đây. Đảm bảo nông hộ sẽ tăng …
Xem Chi Tiết
Mách nông hộ phương pháp phòng bệnh gà cắn mổ lông nhau

Mách nông hộ phương pháp phòng bệnh gà cắn mổ lông nhau

Điều trị bệnh gà cắn mổ lông nhau không khó. Quan trọng nhất là nông hộ cần phát hiện bệnh …
Xem Chi Tiết
bệnh lở mồm long móng

Biện pháp phòng và điều trị bệnh lở mồm long móng hiệu quả

Các chuyên gia cho biết, điều trị bệnh lở mồm long móng chỉ có thể chữa triệu chứng. Do đó, …
Xem Chi Tiết
Dấu hiệu bệnh lở mồm long móng điển hình ở lợn

Dấu hiệu bệnh lở mồm long móng điển hình ở lợn

Bệnh lở mồm long móng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh, gây hiệu quả nghiêm trọng về …
Xem Chi Tiết
Những điều nông hộ cần biết trước khi nuôi gà thả vườn (P2)

Những điều nông hộ cần biết trước khi nuôi gà thả vườn (P2)

Những điều nông hộ cần biết trước khi nuôi gà thả vườn (P2) tiếp tục với những lưu ý quan …
Xem Chi Tiết
Dụng cụ chăn nuôi gà thả vườn

Những điều nông hộ cần biết trước khi nuôi gà thả vườn (P1)

Trước khi nuôi gà thả vườn, bạn nên tìm hiểu các yếu tố kỹ thuật chuồng nuôi. Đồng thời là …
Xem Chi Tiết